Mã tài liệu: 220109
Số trang: 59
Định dạng: doc
Dung lượng file: 352 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Quảng cáo là một nghệ thuật nhưng cũng là một chiến trường giữa các thương nhân. Bởi vậy, sự cạnh tranh trong quảng cáo là một điều tất yếu. Xuất hiện từ những năm 70 của thế kỷ XX, quảng cáo so sánh đang ngày càng trở thành công cụ hữu hiệu trong kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. Cho đến bây giờ, trong đời sống hàng ngày, chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng có nội dung như “như bột giặt T mới là trắng”, “dầu gội tốt nhất Việt Nam”, “sản phẩm có giá tốt nhất” . Tuy nhiên, pháp luật mỗi nước có những quy định và những quan điểm trong giới chuyên môn khác nhau về loại hình quảng cáo này.
Pháp luật Cạnh tranh được xây dựng và đi vào thực tiễn của Việt Nam chưa lâu. Quảng cáo so sánh là một trong những quan hệ pháp luật cạnh tranh nhạy cảm nhất và được xử lý rất khác trong các hệ thống pháp luật khác nhau, bởi tuy nó là một hành vi nhỏ nhưng lại chứa đựng khá nhiều vấn đề phức tạp. Pháp luật Cạnh tranh cũng như pháp luật thương mại của Việt Nam nói chung còn non trẻ nên những vấn đề phức tạp này được quy định còn khá sơ sài trong hệ thống văn bản pháp luật. Khi xây dựng Luật Cạnh tranh (2004), nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh chưa có sự quan tâm đúng mức của các nhà làm luật và quảng cáo so sánh chỉ là một hành vi nhỏ trong hệ thống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Luật này. Với những nguyên do đó, việc hoàn thiện pháp luật cạnh tranh, thương mại nói chung cũng như pháp luật về quảng cáo so sánh nói riêng là yêu cầu cần thiết và đòi hỏi có quá trình lâu dài, đi từ những vấn đề nhỏ đến vấn đề phức tạp.
Việc nghiên cứu so sánh, tìm hiểu pháp luật về quảng cáo so sánh trong mối tương quan với pháp luật Liên minh Châu Âu để hoàn thiện những quy định về vấn đề này là để góp phần xây dựng pháp luật cạnh tranh, pháp luật thương mại và tạo một môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong hoạt động quảng cáo cũng như nền kinh tế nói chung.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đối với hành vi quảng cáo so sánh, như đã nói ở trên, là một hành vi nhỏ nên chưa được nghiên cứu nhiều và thiếu chiều sâu cần thiết. Hiện nay chỉ có một số bài viết đề cập trực tiếp đến vấn đề này, đó là: TS. Phan Huy Hồng, Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh – một nghiên cứu so sánh luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, số 01/2007; Ths. Nguyễn Thị Trâm, Áp dụng các quy định của Luật Cạnh tranh về Quảng cáo so sánh và một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn, Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 9, tháng 05/2007. Bên cạnh đó, các công trình, bài viết khác về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hoạt động xúc tiến thương mại cũng có đề cập đến hành vi quảng cáo so sánh nhưng với dung lượng rất nhỏ. Nhìn chung, quảng cáo so sánh là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, có các cách tiếp cận mới hơn trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Căn cứ phương hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật Cạnh tranh tại Việt Nam, mục đích nghiên cứu của đề tài là so sánh để làm rõ những điểm khác nhau giữa thực trạng pháp luật và thực trạng áp dụng về quảng cáo so sánh của Liên minh Châu Âu và Việt Nam, trên cơ sở đó tìm ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về quảng cáo so sánh. Để thực hiện mục đích này, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu khái quát các vấn đề cơ bản về quảng cáo so sánh;
- Nghiên cứu so sánh pháp luật về quảng cáo so sánh của Liên minh Châu Âu và Việt Nam cũng như thực tiễn áp dụng;
- Đưa ra những kiến nghị xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quảng cáo so sánh trên cơ sở học hỏi pháp luật Liên minh Châu Âu.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với mục đích nghiên cứu như trên và khuôn khổ của một khóa luận, đề tài nghiên cứu pháp luật về quảng cáo so sánh của Liên minh Châu Âu và Việt Nam. Các quy định pháp luật của các quốc gia, khu vực khác chỉ được sử dụng để tham khảo và đối chiếu nếu cần thiết.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là so sánh luật. Bên cạnh đó, các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội khác như: tổng hợp, phân tích, logic, . cũng được sử dụng để đạt được mục đích của đề tài.
6. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu 2 chương:
Chương 1. Một số vấn đề chung về quảng cáo so sánh;
Chương 2. Pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo so sánh của Liên minh châu Âu và Việt Nam – Sự tương đồng và khác biệt
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1002
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1028
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 17