Mã tài liệu: 23645
Số trang: 54
Định dạng: docx
Dung lượng file: 414 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
Hiện nay, Việt Nam đang tiến bước trên con đường hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên của tổ chức WTO đã có nhiều cơ hội nhưng cũng thách thức cho các doanh nghiệp Việt và đặc biệt cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu năm 2008 làm cho nền kinh tế thế giới thay đổi và kéo theo đó lạm phát ở Việt Nam đã tăng vào năm 2008 cho đến hiện nay tình hình lạm phát ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số và tất cả những điều đó tạo nên một thị trường cạnh tranh gay gắt.
Thị trường là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp và thực tiễn cho thấy rằng marketing là công cụ cực kì quan trọng, ngoài việc tìm giúp doanh nghiệp tìm ra thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp còn giúp duy trì và phát triển thị trường đó. Cùng với các biến số khác của marketing- mix thì kênh phân phối giúp thỏa mãn các nhu cầu tốt hơn bằng cách giúp khách hàng có thể mua sản phẩm mọi lúc mọi nơi, thiết lập một hệ thống kênh phân phối hiệu quả là doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh lâu dài trên thị trường.
Phân phối là một trong những biến số Marketing hết sức quan trọng. Ngoài ra để thành công trên thương trường, các doanh nghiệp phải thể hiện rõ sức mạnh cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó còn những biến số khác như sản phẩm, giá, xúc tiến hỗn hợp: quảng cáo, khuyến mại … mà thông qua đó doanh nghiệp có thể thiết lập được các lợi thế cạnh tranh… Nhưng các đối thủ cạnh tranh nói chung và các doanh nghiệp khác đều nhanh chóng làm theo dẫn tới lợi nhuận bị giảm sút. Để khắc phục điều này, về lâu dài thì các doanh nghiệp phải đưa ra các phương án tối ưu và quan trọng nhất là phải tập trung phát triển kênh phân phối. Việc xác lập một kênh phân phối hợp lý giúp công ty mở rộng thị phần tiêu thụ, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Một thực tế chứng minh rằng: Một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường là xây dựng một hệ thống phân phối tốt các doanh nghiệp hiểu rằng để cạnh tranh thành công không chỉ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà phải làm cho các sản phẩm có đúng địa điểm, đúng thời gian và phương thức mà người tiêu dùng mong muốn và tất cả những điều này chỉ có được khi doanh nghiệp quản trị tốt hệ thống phân phối của mình.
Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống kênh phân phối trong những năm qua hoạt động phân phối nước ta có nhiều chuyển biến, quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, việc marketing phân phối các sản phẩm đến tay người tiêu dùng được thực hiện một cách nhanh nhất. Một doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình, nâng cao được khả năng cạnh tranh thì phải xây dựng và quản trị tốt hệ thống kênh phân phối hiệu quả.
Trong xu thế đó thì mặt hàng nông sản cũng không phải là ngoại lệ. Khi nước ta gia nhập WTO, hàng nông sản có nhiều điều kiện để phát triển, doanh nghiệp nào năng động nhạy bén sẽ phát huy tối đa các thuận lợi tốt. Tuy nhiên thách thức cũng rất nhiều, WTO là thị trường chung, chiến lược cạnh tranh cấp quốc tế, chủng loại sản phẩm phong phú nên không có thể có tính áp đặt như trước đây, nếu cạnh tranh không được sẽ sớm thất bại.
Cái yếu của các công ty Việt Nam kinh doanh mặt hàng sản phẩm nông sản là vấn đề nghiên cứu Marketing, đánh giá nhu cầu, sự biến động của thị trường. Đứng trước những khó khăn đó thì giải pháp cho các doanh nghiệp là tự bắt tay nhau để nắm bắt thị phần, yếu dựa vào mạnh, mạnh dựa vào yếu để cùng nhau làm kênh phân phối chân rết, đồng thời phối hợp nhịp nhàng tạo cái chung, cái tập thể… Nhưng vấn đề đặt ra bây giờ là cần kênh phân phối như thế nào? Ai là trung gian? Cách thức tuyển chọn thành viên kênh ra sao? Động viên thành viên kênh như thế nào?... Như vậy vấn đề cấp thiết đối với ngành là phát triển, hoàn thiện kênh phân phối để tạo dựng lợi thế cạnh tranh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 41
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 1956
⬇ Lượt tải: 22