Mã tài liệu: 147209
Số trang: 40
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị marketing
Nhãn hiệu sản phẩm là trung tâm của hoạt động marketing. Nó hỗ trợ cho hoạt động sản phẩm, giúp kéo dài chu kì sống của sản phẩm. Nhãn hiệu là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp gia tăng hiệu quả của chiến lược giá. Ngoài ra nó thực hiện chi phối kênh phân phối và định hướng cho hoạt động quảng cáo.
Trong quá trình hội nhập, nhãn hiệu lại càng trở nên quan trọng. Nhãn hiệu được coi như một tài sản quý giá của doanh nghiệp và là một công cụ cạnh tranh của thời kì hội nhập. Việt Nam đang xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, dầy dép, quần áo, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản…nhưng có tới 90% hàng Việt Nam vẫn còn phải vào thế giới thông qua trung gian dưới dạng thô, hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Bên cạnh đó, một số công ty nước ngoài còn đăng kí nhãn hiệu nổi tiếng của ta như vinataba…dẫn đến các công ty của ta mất quyền khai thác nhãn hiệu của chính mình trên thị trường quốc tế. Do đó một sự nhận thức đúng đắn về nhãn hiệu là yêu cầu, và là sự bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn thành công trên thương trường.
Với tầm quan trọng như vậy, nhãn hiệu đã đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải tiến hành một nhiệm vụ chiến lược đó chính là định vị được một hình ảnh nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng. Họ sẽ phải: ”hình tượng hoá nhãn hiệu hay là chết”. Theo Kotler thì nhãn hiệu chỉ là một bộ phận nhỏ của sản phẩm. Nhưng trong thời điểm hiện tại, theo các nhà nghiên cứu thị trường thì nó gần như đã thoát ly ra khỏi sản phẩm và trở thành một công cụ quan trọng của marketing hướng vào thị trường mục tiêu. Cùng với các công cụ khác của marketing nhãn hiệu là công cụ vô cùng quan trọng để công ty thực hiện chiến lược thị trường. Đó là những lí do dẫn đến sự ra đời của đề tài.
Với xuất phát điểm là công ty Hồng Hà, vấn đề mà đề tài là: " Chiến lược xây dựng hình ảnh nhãn hiệu ceramic Hồng Hà".
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần ngoài mở đầu và kết luận
I.Cơ sở lí luận về nhãn hiệu
II.Khái quát về nhà máy sản xuất gạch hồng hà và thị trường công ty đang kinh doanh
III.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xây dựng nhãn hiệu ceramic Hồng Hà
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 849
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 1584
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16