Mã tài liệu: 95766
Số trang: 8
Định dạng: docx
Dung lượng file: 85 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết cuả nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước vào cơ chế mới là lực lượng rất đông đảo của các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinhtế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước.Bên cạnh đó là sự chi phối của cả hai mặt tích cực và tiêu cực của hàngloạt các quy luật kinh tế thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là quy luật cạnh tranh.
Ngày nay nếu chỉ làm tốt công việc của mình, các công ty khó lòng tồn tại được.Do đó các công ty phải nhanh chóng thay đổi một cách cơ bản những suy nghĩ của mình về công việc kinh doanh.Thay vì một thị trường với đối thủ cạnh tranh cố định và đã biết, họ phải hoạt động trong một thị trường chiến tranh với các đối thủ cạnh tranh biến đổi nhanh chóng, những tiến bộ công nghệ, những đạo luật mới, những chính sách quản lý thương mại mới và trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút.Chính vì vậy những công ty, ngành làm ăn khá sẽ đáp ứng nhu cầu, còn công ty, ngành làm ăn giả sẽ tạo ra thị trường.Vị trí dẫn đầu sẽ thuộc vào ngành, công ty dự tính được sản phẩm mới, dịch vụ mới, phong cách mới và làm nâng cao mức sống cho xã hội.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác mỗi doanh nghiệp là một phân hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân và từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ trú trọng đến thực trạng và xu thế biến động của môi trường kinh doanh trong nước mà còn phải tính cả tác động tích cực cũng như tiêu cực của môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế. Môi trường kinh doanh ngày càng rộng, tính chất cạnh tranh và biến động ngày càng mạnh mẽ, việc vạch hướng đi trong tương lai càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.Trong hoàn cảnh đó công tác chiến lược càng có ý nghĩa quan trọng nhằm định hướng cho các mục tiêu kinh doanh, đảm bảo phát triển đúng hướng và có hiệu quả trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Chiến lược Marketing có thể dự báo chuẩn bị sẵn sàng phản ứng chủ động chứ không phải là phản ứng bột phát bị động với nước đi bất ngờ của đối thủ cạnh tranh, phản ứng của khách hàng hiện có cũng như tiềm năng…cũng như giúp công ty có hành động tích cực để tạo lập một vị trí của công ty thông qua chiến lược đã được kiểm định.
Cùng với chính sách đổi mới cơ chế kinh tế nghành dệt may xuất khẩuViệt Nam mà đặc biệt là công ty HANOTEX, một công ty ra đời chưa lâu song đã dạt dược những thành tựu đáng kể khi sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Để có được những ghi nhận đó, bêncạnh những nguyên nhân gắn liền với yếu tố môi trường quốc tế và môi trường vĩ mô trong nước; một nguyên nhân quan trọng của tình hình trên thuộc về hiệu quả của hoạt động Marketing xuất khẩu của công ty HANOTEX đã thực hiện nhiều hoạt động thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế;tuy những hoạt động nằy còn rời rạc thiếu tính hệ thống, chưa tuân thủ theo các nguyên tắc và quy trình Marketing hiện đại.
Tuy nhiên, do còn non trẻ nên công ty không thể tránh khỏi sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường vì vậy từng ngày, từng giờ ban giám đốc của công ty luôn tìm kiếm nhứng hướng đi mới nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường Mỹ.
Một cơ hội mở ra đối với HANOTEX khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết vào ngày 13/7/2000; thị trường Mỹ khá mới mẻ nhưng đầy tiềm năng với sức tiêu thụ vô cùng lớn (27kg vải /người/năm, dân số gần 300 triệu người, GDP bình quân trên một đầu người là 31430 USD).khi Mỹ chưa cho hưởng quy chế Tối Huệ Quốc (MFN) và chế độ ưu đãi phổ cập (GSP) nên hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam nói chung và của công ty HANOTEX nói riêng sang Mỹ chịu nhiều loại thuế cao, làm cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may vốn đã yếu lại càng yếu hơn
Thực tế trong thời gian trước đó, kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ rất nhỏ, chỉ chiếm 0.06% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Mỹ.Khi chúng ta được hưởng quy chế Tối Huệ Quốc thâm nhập vào thị trường Mỹ với thuế nhập giảm rất nhiều cùng lợi thế cạnh tranh hàng dệt may vừa có nhiên liệu trong nước vừa cần lượng đầu tư vốn ít đồng thời vừa tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.Thực tế cho thấy hơn hai năm qua khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết thì con số kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đã tăng lên rất nhiều đó là điều chúng ta mong muốn.
Cũng chính vì thế, rất cần phảt đưa ra các giải pháp, định hướng chiến lược Merketing xuất khẩu cho công ty HANOTEX.Trong xu thế hội nhập quốc tế và mở cửa hiện nay của nước ta cùng với việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc thực hiện chiến lược Marketing xuất khẩu chắc chắn là một con đường tất yếu, một công cụ quan trọng giúp cho HANOTEX mở rộng hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ và nâng cao hiệu quả của nó. Nhận thức được vấn đề này tại công ty HANOTEX đồng thời bản thân em có mong muấn tìm hiểu sâu hơn về cơ hội cho hàng dệt may Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ, em đã chọn đề tài: “Chiến lược Marketing của công ty HANOTEX xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, thực trạng và giải pháp’’.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quá trình thực tập và ngiên cứu tại công ty HANOTEX em thấy được những mặt tích cực và hạn chế của việc thực hiện chiến lược Marketing của công ty trên thị trường Mỹ.Với khả năng còn nhiều hạn chế, chuyên đề này chỉ tập chung nghiên cứu về thực trạng thực hiện chiến lược Marketing của công ty trên thị trường Mỹ và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định và thực hiện chiến lược Marketing của công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở khai thác, thu thập, tổng hợng số liệu của công ty HANOTEX trong năm 1999-2002 đồng thời tham khảo các tài liệu khác có liên quan; quá trình nghiên cứu có sử dụng phương pháp thống kê và tổng hợp để làm rõ đề tài: “Chiến lược Marketing của công ty HANOTEX xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, thực trạng và giải pháp’’.
4. Nội dung chuyên đề:
Chương I : Cơ sở lý luận
Chương II : Thực trạng hoạch định và thực hiện chiến lược Marketing của công ty HANOTEX xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ.
Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty HANOTEX xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 415
👁 Lượt xem: 190
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 723
⬇ Lượt tải: 21