Mã tài liệu: 277202
Số trang: 76
Định dạng: zip
Dung lượng file: 683 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang bước vào Thế kỷ XXI với những biến đổi nhanh chóng về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy kịp thời, nhất là cách nhìn và tầm nhìn sao cho phù hợp với yêu cầu cao của thời đại, đồng thời tạo ra được sự thích nghi tốt. Đây cũng là bài toán vận mệnh cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, bằng truyền thống và năng lực nội sinh của mình, phải tạo ra được những bước đi đúng đắn nhất để có thể nhanh chóng tiếp cận và hoà nhập vào trào lưu chung đó.
Trong một thế giới đầy sáng tạo và biến động cực kỳ nhanh chóng, con người muốn tồn tại và phát triển thì điều đầu tiên là cần phải biết cách thích nghi, chủ động thích nghi. Tuy nhiên, trong quá trình thích nghi phải biết phát huy sở trường, bản lĩnh của mình để chủ động tham gia sáng tạo. Quan điểm đúng đắn ngày nay là kết hợp giữa thích nghi và sáng tạo. Thực ra con người biết cách thích nghi tối ưu với xã hội cũng là con người có phẩm chất sáng tạo. Nói đến hoạt động của con người với cộng đồng và xã hội là phải nói tới sản phẩm và hiệu quả, có vậy mới tồn tại và phát triển được. Để đạt được các ý tưởng và nguyện vọng này, chúng ta không có con đường nào ưu việt hơn là phát triển và quản lý nguồn Nhân lực- một đầu vào quan trọng nhất trong mọi hoạt động của xã hội loài người, một cách hiệu quả và bền vững nhất.
Đối với nước ta, thế kỉ XXI là cơ hội to lớn để phát triển và từng bước hoà nhập, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Nhưng đồng thời đây cũng là thách thức vô cùng khó khăn, khốc liệt, đòi hỏi dân tộc ta phải cố gắng và cải tiến không ngừng, cùng với nghị lực phi thường và tài năng sáng tạo để đi tới thành công.
Một tư duy lý luận ngang tầm thời đại là yêu cầu cấp thiết đối với dân tộc ta, bởi lẽ “Một dân tộc muốn phát triển phải có một tư duy lý luận phát triển”. Dân tộc ta đã phải trải qua hàng trăm năm chiến đấu chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất nước và giành độc lập chủ quyền. Đến nay, khi bước vào kỷ nguyên mới, tiếp tục dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, chúng ta hoàn toàn hy vọng và đặt trọn niềm tin rằng đất nước và con người Việt nam sẽ vững bước trong công cuộc đấu tranh chống nghèo nàn, lạc hậu và xây dựng một nước Việt Nam công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, dân giàu, nước mạnh, xã hội Công bằng- Dân chủ- Văn minh.
Để đạt được mục tiêu này, Đảng ta đã vạch ra mục tiêu “Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá” đất nước. Cụ thể là phải tăng GDP (Tổng sản phẩm trong nước) lên gấp đôi sau mỗi thập niên, phấn đấu đến năm 2010 đưa đất nước ta căn bản trở thành một nước công nghiệp. Hơn lúc nào vai trò của Khoa học- Công nghệ được đặt lên hàng đầu với vị trí quốc sách là công tác giáo dục, đào tạo. Tri thức trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, đáp ứng kịp thời và nhạy bén những yêu cầu bức xúc, đa dạng của cuộc sống.
Đối với doanh nghiệp một sự thay đổi, đặc biệt là trong Khoa học công nghệ, cũng đòi hỏi người lao động phải nhanh chóng nắm bắt, thích nghi và điều chỉnh kiến thức, tay nghề của mình. Với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin và sự phát triển như vũ bão của Khoa học kĩ thuật hiện nay thì khâu giáo dục đào tạo càng trở nên quan trọng và thiết yếu. Đó chính là chìa khoá giúp cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng suất, có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Chính vì lẽ đó giáo dục, đào tạo và phát triển con người là đầu tư "Vốn" cho mục tiêu tăng trưởng lâu dài, bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.
"Nếu bạn lập kế hoạch cho 1 năm, hãy trồng lúa
Nếu bạn lập kế hoạch cho 20 năm, hãy trồng rừng
Nếu bạn lập kế hoạch cho hàng thế kỷ, hãy đầu tư vào con người"
(Trích Ngạn ngữ Trung Quốc)
Nhận thức được tình hình trên và với mong muốn được có cơ hội hiểu rõ hơn về thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực tại doanh nghiệp, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực trong công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
1. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng nguồn Nhân lực hiện có của công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp và kế hoạch thích hợp nhằm đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực đáp ứng các chiến lược phát triển kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài của của công ty.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đây là đề tài thuộc nhóm ngành Khoa học Xã hội, nghiên cứu các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực tại một công ty Bảo hiểm của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Vậy đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực tại công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam bắt đầu từ năm 1995.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp điều tra chọn mẫu các đối tượng liên quan, phân tích, tổng hợp thống kê và so sánh. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp này được sử dụng một cách linh hoạt, hoặc kết hợp hoặc riêng lẻ để giải quyết các vấn đề được tốt nhất.
4. Nội dung của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 phần như sau:
Chương một: Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương hai: Thực trạng về công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực tại công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam.
Chương ba: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực tại công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam.
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
1. Một số tư tưởng kinh điển của Mác, Anghen và LêNin về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4
1.1. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 5
1.1.1. Lực lượng sản xuất 5
1.1.2. Quan hệ sản xuất 6
1.1.3. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất 7
1.2. Nội dung về mối quan hệ giữa con người và xã hội 8
1.2.1. Con người là một thực thể sinh học 9
1.2.2. Con người là một thực thể xã hội 9
1.2.3. Quan hệ biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội 9
2. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 10
3. Quan điểm về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 13
3.1. Nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực 13
3.1.1. Khái niệm về nguồn Nhân lực 13
3.1.2. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 14
3.2. Giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14
3.2.1. Khái niệm giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 14
3.2.2. Tầm quan trọng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 15
3.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 16
3.3.1. Môi trường bên ngoài 16
3.3.2. Môi trường bên trong 17
3.4. Tiến trình đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 18
3.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 19
3.4.2. Xác định mục tiêu cụ thể để xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 21
3.4.3. Lựa chọn các phương pháp đào tạo và phát triển 21
3.4.4. Lựa chọn giáo viên và phương tiện để đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 22
3.4.5. Xác định chi phí cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 23
3.4.6. Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 23
3.4.7. Đánh giá giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 24
CHƯƠNG HAI: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL VIỆT NAM 27
1. Một số khái niệm về bảo hiểm nhân thọ 27
1.1. Khái niệm về bảo hiểm nhân thọ 27
1.2. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ 28
2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty BHNT Prudential 28
2.1. Biểu tượng của tập đoàn Prudential 28
2.2. Sơ lược về công ty BHNT Prudential 28
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 28
2.2.2. Tình hình hoạt động, phát triển của công ty BHNT Prudential Việt Nam 29
2.2.3. Các hoạt động đầu tư khác của công ty BHNT Prudential Việt Nam 30
2.3. Những cột mốc thời gian đánh dấu sự phát triển của công BHNT Prudential Việt Nam 31
2.4. Các sản phẩm chính của công ty BHNT Prudential Việt Nam 32
2.4.1. Các sản phẩm chính có bảo tức 33
2.4.2. Sản phẩm chính không có bảo tức 33
2.4.3. Các sản phẩm bổ xung kèm theo và bổ trợ 33
2.4.4. Các sản phẩm trọn gói 33
3. Khái quát đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và thực trạng nguồn lao động trong công ty BHNT Prudential Việt Nam 34
3.1. Cơ cấu tổ chức 34
3.1.1. Sơ đồ tổ chức trong công ty BHNT Prudential 34
3.1.2. Cơ cấu và chức năng hoạt động của các phòng 37
3.1.3. Mô hình và những ưu điểm của cơ cấu phòng QTNS miền Bắc 40
3.2. Thực trạng nguồn lao động 41
3.2.1. Số lượng nhân viên qua các năm 41
3.2.2. Số lượng nhân viên các phòng ban 42
3.2.3. Trình độ chuyên môn của nhân viên 42
4. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 43
4.1. Quá trình đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực 44
4.2. Các chương trình đào tạo và phát triển nhân viên trong công ty BHNT Prudential Việt Nam 45
4.2.1. Chương trình đào tạo Anh ngữ 45
4.2.2. Chương trình đào tạo LOMA 46
4.2.3. Chương trình đào tạo PRU- University 47
4.2.4. Các chương trình đào tạo khác 48
4.3. Các phương pháp đào tạo 49
4.4. Các chính sách khuyến khích nhân viên tham dự các khóa đào tạo và phát triển 49
4.4.1. Khuyến khích bằng vật chất 49
4.4.2. Khuyến khích tinh thần 50
4.4.3. Khuyến khích bằng việc thưởng điểm Flexiben 50
4.5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nhân viên 50
4.5.1. Phát bảng câu hỏi tự đánh giá sau mỗi khoá học 51
4.5.2. Tổ chức các kỳ thi tuyển 51
4.6. Mục đích của những chương trình đào tạo và phát triển nhân viên trong công ty BHNT Prudential Việt Nam 52
4.7. Chí phí dành cho đào tạo và phát triển nhân viên 53
4.8. Những khó khăn, thuận lợi trong vấn đề tổ chức đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực trong công ty Prudential Việt Nam 54
4.9. Nhận xét, đánh giá của bản thân về công tác đào tạo và phát triển nhân viên tại công ty BHNT Prudential Việt Nam 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY BHNT PRUDENTIAL VIỆT NAM 60
1. Mục tiêu phương hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức đào tạo, phát triển nhân viên tại công ty BHNT Prudential Việt Nam 60
1.1. Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn Nhân lực tại công ty BHNT Prudential Việt Nam 60
1.2. Dự kiến các khoá đào tạo và phát triển nhân viên trong thời gian tới 61
2. Một số đề xuất về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty BHNT Prudential Việt Nam 62
2.1. Đối với các khoá học tiếng Anh 62
2.2. Đối với các khoá học trong chương trình của Hiệp hội Bảo hiểm Hoa Kì 62
2.3. Đối với các chương trình của trường Đại học Prudential 64
2.4. Một số đề xuất về quá trình đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân viên 65
2.5. Một số ý kiến chung với Ban lãnh đạo công ty BHNT Prudential Việt Nam 66
KẾT LUẬN 70
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 145
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 145
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 1292
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 223
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 195
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 17