Mã tài liệu: 261323
Số trang: 76
Định dạng: zip
Dung lượng file: 536 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong 5 năm qua kể từ khi Bộ Chính Trị ra chỉ thị 58/CT-TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, và Chính Phủ ra Nghị Quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm (CNPM) trong đó xác định “CNPM là ngành công nghệ được khuyến khích đầu tư, Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho doanh nghiệp là CNPM” cho đến nay có thể nói CNPM đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp non trẻ này cũng đang đối mặt với không ít những khó khăn.
Nhờ những cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hiệp hội, trong 5 năm qua ngành CNPM của chúng ta đã có nhiều khởi sắc.
Đi sâu vào tình hình phát triển của các DNPM, có thể thấy vài năm gần đây CNPM Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô của nhiều DNPM, điển hình trong đó có các công ty lớn như FPT và TMA với mức tăng trưởng nhân lực 75-100%/năm. Số lao động phần mềm của các công ty này sắp đạt tới ngưỡng 1000 người. Cả nước cũng đã có khoảng 10 DNPM có số lập trình viên từ 300-500 người, và khoảng hơn 10 DNPM có số lập trình viên từ 100-300 người. Hiện nay, Việt Nam đã có 2 DNPM cao nhất về quy trình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm quốc tế CMMI-S, 5 DNPM đạt CMM mức 3 hoặc 4, và trên 30 doanh nghiệp đạt ISO 9001. Ngoài ra có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng đang cố gắng phấn đấu để lấy chứng chỉ CMM,CMMI hoặc ISO vào năm tới. Đây là những dấu hiệu rất đáng mừng về năng lực phát triển của các DNPM Việt Nam.
Nhu cầu từ thị trường ngoài nước hiện đang tăng trưởng mạnh, và DNPM quy mô lớn càng có cơ hội kiếm được nhiều khách hàng. Với các cơ sở kinh doanh được 5 năm qua, cộng thêm sự hỗ trợ của Nhà nước, chắc chắn giai đoạn tới sẽ có sự bùng nổ phát triển của các DNPM hàng đầu.
Nhìn trên bình diện thực tế của Việt Nam, Vụ công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) cho rằng, mặc dù CNPM chưa thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, song hiện tại lại xuất hiện một số nhân tố thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của ngành CNPM nói chung và các DNPM nói riêng.Thứ nhất, Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức WTO, điều này mở ra những thách thức lớn, đồng thời lại cũng là cơ hội lớn. Thêm vào đó, Việt Nam lại nằm ở khu vực năng động nhất thế giới về CNTT, có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện kinh tế, chính trị ổn định, hội tụ tất cả các yếu tố cần thiết để hình thành và phát triển các DNPM trong bối cảnh bất ổn chính trị và nạn khủng bố đang xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 213
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1516
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16