Mã tài liệu: 228604
Số trang: 12
Định dạng: doc
Dung lượng file: 168 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
I. Tại sao cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực? 3
1. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam. 3
2. Nguyên nhân 4
II. Đối tượng đào tạo 4
1. Học sinh – sinh viên 4
2. Công nhân, công chức, viên chức 5
III. Phương pháp đào tạo 6
1. Đào tạo trong nhà trường 6
2. Đào tạo trong doanh nghiệp 9
3. Đánh giá kết quả 11
KẾT LUẬN 13
MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, với những cơ hội và thách thức chưa từng có. Chưa lúc nào vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng ở nước ta như giai đoạn hiện nay. Nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất những cơ hội đang đến, thậm chí, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức, kéo dài sự tụt hậu .
Đảng đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa”.
Khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghiệp hiện đại phát triển mạnh mẽ, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng và trở thành xu thế phổ biến của nhân loại. Khi công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá mà thực chất là hiện đại hoá lực lượng sản xuất thì vấn đề Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.
I. Tại sao cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực?
1. Thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam.
Nước ta có nguồn lao động dồi dào, chiếm trên 54% dân số cả nước, với 46,6 triệu lao động. Tuy nhiên, có đến gần 80% người lao động trong độ tuổi từ 20 - 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Các yếu tố như thể lực, trí lực, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật của người lao động cũng còn nhiều vấn đề đáng bàn
Chất lượng lao động của nước ta tiếp tục thấp, cơ cấu lao động tiếp tục bất hợp lý ngay từ khi đào tạo khiến thị trường lao động tiếp tục phải tiếp nhận một nguồn nhân lực không đạt yêu cầu. Đây là thực tế đòi hỏi có giải pháp hữu hiệu để giải quyết.
Thực tế này làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hiện nay, chúng ta có nhiều thợ, nhiều kỹ sư, nhưng kỹ sư giỏi và thợ lành nghề ít vì vậy mà chúng ta chỉ có thể gia công. Kỹ sư sáng tạo ra các sản phẩm, mẫu mã mới còn rất ít. Đây là thực tế đã kéo dài nhiều năm nay nhưng chưa có giải pháp khắc phục. Doanh nghiệp “tìm không ra” nhưng nhân lực từ các trường đào tạo lại thừa.
Số lao động tốt nghiệp Đại học chưa xin được việc làm hiện tại vào khoảng 8.000 đến 10.000 người, nhưng số sinh viên ra trường đáp ứng được việc làm cho các doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 25%, số còn lại phải làm công việc trái ngành nghề đã học hoặc phải chờ việc.
Chất lượng đào tạo chưa đạt yêu cầu, cơ cấu lao động bất hợp lý chính là “điều kiện” khiến cho thị trường lao động luôn ở tình trạng thừa mà thiếu. Chính vì vậy, để góp phần khắc phục tình trạng này, một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra là bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo ở khu vực đại học, cũng cần có quy hoạch chi tiết và phát triển mạng lưới các trường dạy nghề, đảm bảo đồng bộ về quy mô, cơ cấu ngành nghề và cấp trình độ đào tạo với quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm, doanh nghiệp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 1848
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 315
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 19