Mã tài liệu: 289933
Số trang: 12
Định dạng: zip
Dung lượng file: 124 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
ĐỀ TÀI: PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CNH-HĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Ngày nay, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mục tiêu quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì nguồn nhân lực chính là chìa khoá của sự thành công. Nguồn nhân lực với trình độ tiên tiến sẽ chính là nhân tố đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với một nước đang ở trình độ thấp kém phát triển như nước ta hiện nay không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu bền, nâng cao dần chất lượng của người lao động, phát huy nhân tố con người để phục vụ tốt nhất cho mục tiêu lớn lao của toàn dân tộc, đưa nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng chính là lý do mà nhóm chúng em chọn đề tài “Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay.”
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ NGUỒN NHÂN LỰC
1. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (CNH, HĐH)
a. Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”
b. khái niệm nguồn lực con người
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn lực con người:
Ngân hàng Thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp, v.v.) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hay trong một hoạt động nào đó.
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
Qua các ý kiến khác nhau có thể hiểu, nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội, v.v. tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội.
2. Các quan điểm và chủ trương của đảng về phát huy NNL trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Trong tiến trình của các cuộc cải biến cách mạng xã hội theo hướng tiến bộ, con người luôn là mục tiêu, đồng thời là động lực của tiến trình đó. Như vậy vai trò của nhân tố con người được xem như chủ thể của toàn bộ tiến trình cách mạng. Quan niệm này xuất phát từ một nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Marx: Con người là chủ thể của các quan hệ xã hội.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng do con người, vì con người. Chính vì mục tiêu cao cả của cuộc cách mạng đó mà khi hình dung trên những nét đại thể về xã hội tương lai, Marx và Engels đã đặt con người vào vị trí trung tâm. Con người là chủ thể xây dựng, đồng thời là kết quả của sự phát triển xã hội đó.
Công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN hiện nay ở nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng cũng là nhằm đạt tới mục tiêu cao cả trên. Để đạt tới mục tiêu đó, nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tức là phải bằng mọi cách phát huy vai trò tích cực của con người Việt Nam cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Điều đó có nghĩa là phải tìm những giải pháp tốt nhất nhằm phát huy nhân tố con người –chủ thể của toàn bộ tiến trình đó. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố đó, trong các nghị quyết ban chấp hàng trung ưng đảng khóa VII, VIII, IX, X đảng ta luôn đánh giá cao sự phát huy nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nêu rõ: Cùng với khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy. Như vậy, giáo dục là một dạng đầu tư cho sự phát triển vì nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự nghiệp giáo dục đao tạo có tính xã hội hóa cao. Nền giáo dục và đào tạo tốt sẽ cho chúng ta nguồn nhân lực với đủ sức mạnh, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Do vậy sự nghiệp giáo dục phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, đồng thời phải tranh thủ sự hợp tác, ủng hộ của các nước trên thế giới thông qua việc hợp tác giáo dục.
- Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã quán triệt một trong những quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá là “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích lũy cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.”
- Tiếp theo đến đại hội thứ IX đảng ta đã xác định: Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá", thực hiện "giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học tập". Thực hiện phương châm "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.”
- Đại hôi X xác định: Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; Xây dựng nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo; từng bước xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16