Mã tài liệu: 209020
Số trang: 73
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 938 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
GIỚI THIỆU
1. Cơ sở chọn đề tài
Mỗi bạn học sinh sau khi rời khỏi ghế nhà trường họ phải vào đời lao động kiếm sống, nếu không họ sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội, vì vậy việc chọn lựa ngành thi đại học của học sinh 12 là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai của mỗi người sau này. Tuy nhiên việc chọn lựa ngành nghề không phải là vấn đề đơn giản, nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố đời sống, xã hội xung quanh các bạn học sinh.
Theo thống kê gần đây mỗi năm có khoảng 300.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) trong cả nước. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chỉ có thể tiếp nhận khoảng 10 – 20% số học sinh tốt nghiệp THPT. Tình hình này dẫn đến áp lực hết sức nặng nề trong các kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hàng năm, số thí sinh mỗi năm mỗi tăng cao (Th.s La Hồng Huy, 2001). Đây cũng là mối lo lắng của hầu hết các bạn học sinh phổ thông. Vì các bạn phải thi đại học với tỉ lệ chọi ngày càng cao, cơ hội đậu đại học sẽ giảm, đòi hỏi các bạn phải có sự nỗ lực học tập và cân nhắc khi chọn lựa ngành nghề phù hợp với năng lực của mình.
Bên cạnh đó, các bạn học sinh phổ thông chưa được cung cấp những thông tin về những dạng lao động nào phải đảm bảo những tiêu chuẩn, những yêu cầu mà xã hội cần đến, sẽ được trả nhiều tiền, sẽ có cơ hội phát triển? và điều đó ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp của các bạn. Tâm lý phần lớn học sinh cho rằng: “muốn có nghề nghiệp tốt trong tương lai thì phải thi vào đại học” (Ts. Nguyễn Bá Minh, 2006). Trong khi đó, một thực trạng hiện nay không hiếm những sinh viên tốt nghiệp đại học (với thời gian từ 4 – 5 năm) mà vẫn thất nghiệp, còn một số sinh viên học một số nghề kỹ thuật (thời gian đào tạo chỉ 2 -3 năm) thì lại dễ tìm được việc làm có thu nhập cao.
Mặt khác theo kết quả nghiên cứu của Th.s La Hồng Huy thì công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc chọn ngành của học sinh 12. Nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị tâm lý cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lý, ý thức, kỹ năng để họ có thể đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần và phù hợp với hứng thú năng lực cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên công tác hướng nghiệp ở các trường THPT chưa đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng đòi hỏi của mục tiêu đào tạo. Hình thức hướng nghiệp chủ yếu là các giáo viên lên lớp đọc lại, giảng lại theo tài liệu của trung tâm lao động hướng nghiệp. Chẳng hạn sự khác nhau giữa kế toán tài chính của trường Đại học An Giang và Đại học Cần Thơ như thế nào? (Chế độ học, làm việc ), còn nhiều ngành nghề ghi trong tài liệu chỉ có tên gọi, bản thân giáo viên không hiểu hết nên chưa giải đáp thỏa đáng thắc mắc của học sinh.
Đứng trước một thực tế như vậy các bạn học sinh phổ thông ngày nay đã nhận thức về nghề nghiệp như thế nào? Tìm kiếm thông tin ở đâu, các bạn đánh giá như thế nào về nguồn thông tin đã chọn? Và ra quyết định chọn ngành ra sao? Đồng thời các bạn học sinh nam nữ; học sinh sống ở nông thôn và thành thị; học sinh có năng lực học tập khác nhau; có cha mẹ làm những ngành nghề khác nhau có hành vi chọn ngành khác nhau không? Để biết được điều đó tôi chọn đề tài: Nghiên cứu hành vi chọn ngành thi đại học của các bạn học sinh 12.
Đề tài này có thể được nghiên cứu ở nhiều phạm vi khác nhau nhưng đứng trên phương diện là người nghiên cứu tiếp thị, trường đại học được xem là nơi cung cấp dịch vụ còn các học sinh là khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ thi đại học. Do đó các lý thuyết về tiếp thị sẽ được dùng làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu, đồng thời các nghiên cứu trước về vấn đề có liên quan đến nghiên cứu tiếp thị hay có liên quan đến vấn đề chọn ngành thi đại học của học sinh sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Tìm hiểu hành vi chọn lựa ngành nghề của học sinh lớp 12 để xem nhận thức về nghề nghiệp của các bạn hiện nay ra sao, các bạn tìm kiếm thông tin từ đâu và cách đánh giá các tiêu chí mà các bạn chọn lựa.
- Nhận biết xu hướng chọn ngành của học sinh thiên về lĩnh vực tự nhiên hay xã hội.
- Các yếu tố tác động nhiều nhất đến việc chọn ngành của các bạn học sinh 12.
- Biết được các yếu tố nhân khẩu học có tác động như thế nào đối với hành vi chọn ngành của học sinh.
2.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với học sinh nhằm thiết kế và hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng. Căn cứ kết quả của nghiên cứu sơ bộ bảng câu hỏi hoàn chỉnh được thiết lập cho việc thu thập dữ liệu bằng phỏng vấn trực tiếp. Học sinh ở các trường: THPT Long Xuyên, THPT Thoại Ngọc Hầu, Nguyễn Hữu Cảnh và Nguyễn Khuyến được chọn lấy mẫu. Với cỡ mẫu là 200, tương ứng mỗi trường là 50 học sinh, các dữ liệu được xử lí và phân tích bằng phần mềm SPSS 13.
3. Ý nghĩa đề tài
Kết quả nghiên cứu hành vi chọn lựa ngành thi đại học của học sinh lớp 12 giúp cho ngành Giáo dục - Đào tạo, ban giám hiệu và các thầy cô trường phổ thông hiểu rõ thêm về các nhu cầu của học sinh, các yếu tố được các bạn quan tâm nhiều nhất liên quan tới ngành nghề của mình. Trên cơ sở đó, đề xuất hướng nghiệp – dạy nghề và biên soạn chương trình tài liệu dạy nghề phù hợp với nhu cầu, mong muốn của học sinh.
Mặt khác giúp các trường đại học, trong đó có trường đại học An Giang biết được sự nhận thức về nhu cầu thi đại học, xu hướng chọn ngành và sự tác động của các yếu tố nhân khẩu học lên hành vi chọn ngành của học sinh 12 để từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo và tư vấn tuyển sinh hợp lí, đáp ứng được yêu cầu chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh trong những năm trước mắt và lâu dài.
4. Nội dung của khóa luận
Kết cấu khóa luận gồm 5 chương: Chương 1 - giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu - phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa đề tài. Chương 2 trình bày các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu: (1) Cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng (bao gồm: Định nghĩa hành vi người tiêu dùng, Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng); (2) Một số nghiên cứu trước về việc chọn lựa ngành thi đại học của học sinh 12; (3) Công tác hướng nghiệp ở các trường PTTH. Chương 3 - giới thiệu phương pháp nghiên cứu, thiết kế và hiệu chỉnh bảng câu hỏi. Chương 4 phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu. Cuối cùng là chương 5 – Tóm tắt, kết luận và đề xuất các vấn đề còn hạn chế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 145
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 158
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 707
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 17