Mã tài liệu: 139088
Số trang: 74
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu bước ngoặt lớn trong cơ chế quản lý kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh mới đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng quan hệ ngoại thương “nhằm giới thiệu, thúc đẩy khai thác tiềm năng và thế mạnh của nước ta có lợi nhất, trên cơ sở đó tiến hành phân công lại lao động, khai thác mọi tiềm năng để sản xuất nhiều sản phẩm xuất khẩu, đồng thời thông qua hoạt động nhập khẩu để tranh thủ khai thác được thế mạnh về vốn, công nghệ... của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của nước ta để thúc đẩy quá trình tái sản xuất và tiêu dùng phát triển kịp thời với tiến trình chung của nhân loại”.
Cùng với tiến trình phát triển chung của đất nước, Công ty Thương mại Lâm sản Hà Nội đã không ngừng vươn lên tự hoàn thiện mình. Hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh hàng nhập khẩu nói riêng của Công ty đã đạt được những kết quả bước đầu tương đối khả quan. Tuy nhiên, Công ty không thoả mãn với những kết quả đã đạt được mà vẫn luôn trăn trở tìm mọi biện pháp để thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ mà Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao phó.
Là một ngành hàng chủ lực và rất được sự quan tâm của Nhà nước nhưng ngành kinh doanh lâm sản hiện đang đứng trước rất nhiều thử thách. Đó là làm thế nào để vừa đẩy mạnh được sản xuất kinh doanh lại vừa bảo vệ được rừng và môi trường sinh thái. Chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Nhà nước bước đầu đã làm cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản gặp khó khăn trong việc tạo nguồn hàng. Bên cạnh đó, cạnh tranh diễn ra gay gắt vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp được phép tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản trực tiếp. Trước những khó khăn như vậy, làm thế nào để hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước về mặt hàng lâm sản? Làm thế nào để phát huy thế mạnh của Công ty? Đó là những câu hỏi đặt ra từ thực trạng hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu ở Công ty Thương mại Lâm sản Hà Nội.
Ngoài lời nói đầu và kết luận, nội dung chuyên đề chia làm ba chương :
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhập khẩu hàng hoá ở nước ta.
Chương II : Thực trạng hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty Thương mại Lâm sản Hà Nội.
Chương III : Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu ở Công ty Thương mại Lâm sản Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 234
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 152
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16