Mã tài liệu: 26160
Số trang: 108
Định dạng: docx
Dung lượng file: 498 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ kinh tế quốc tế. Tiếp tục thực hiện lộ trình mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã và đang hội nhập một cách đầy đủ hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nói cách khác, Việt Nam đang tăng cường tham gia vào quá trình cạnh tranh quốc tế. Đối với Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới đây, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế luôn có ý nghĩa sống còn, là cơ sở đảm bảo cho Việt Nam có thể trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP) đang từng bước khẳng định mình thông qua việc thực hiện các hoạt động: tổ chức quản lý, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tìm kiếm và thâm nhập mở rộng thị trường mới đầy triển vọng.
Vốn là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1956, đến nay trải qua gần 50 năm, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế ở Việt Nam, bước sang năm 2005, được sự đồng ý của Bộ thương mại, Công ty chuyển sang hoạt động dưới hình thức mới – Công ty cổ phần. Mặc dù hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần cũng gặp một số khó khăn, song đây là cơ hội để Công ty chủ động phát huy lợi thế và sức sáng tạo của mình đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hoá thuộc các ngành nghề truyền thống, mang đậm yếu tố văn hoá, bản sắc dân tộc Việt Nam, không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày mà còn phục vụ đời sống tinh thần đối với khách hàng. Khả năng tiêu thụ của khách hàng tăng lên cùng với sự cải thiện về đời sống vật chất, tinh thần, sự phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các nước, các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu những mặt hàng này của Công ty còn nhiều biến động do sức cạnh tranh yếu. Trong giai đoạn hiện nay, cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới ngày càng gay gắt quyết liệt đòi hỏi Công ty phải nâng cao khả năng cạnh tranh bằng các mặt hàng chủ lực để hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao...
Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, Luận văn bao gồm các chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu
Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Xuất Nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP) trên thị trường EU
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Xuất Nhập khẩu Tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP) trên thị trường EU trong thời gian tới
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16