Tìm tài liệu

Mot so giai phap Marketing nham nang cao hieu qua hoat dong cua Trung Tam Giao Dich Ca Phe Buon Ma Thuat

Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật

Upload bởi: lhthaieducare

Mã tài liệu: 251858

Số trang: 165

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 4,787 Kb

Chuyên mục: Quản trị kinh doanh

Info

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Lý do chọn đề tài

Từ nhiều năm qua Việt nam nổi tiếng là một quốc gia xuất khẩu cà phê đứng

thứ 2 thế giới và dẫn đầu về sản xuất cà phê Robusta. Hoạt động sản xuất kinh doanh,

xuất khẩu cà phê đã có tác dụng tích cực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển ngành cà phê

Việt Nam, góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển chung của nền kinh tế. Nhưng

trong sự phát triển tự phát, ào ạt của ngành cà phê vừa qua đã chứa đựng nhiều yếu tố

rủi ro, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam.

Trước tình hình đó, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột -BCEC ra đời như

một yêu cầu bức thiết để thiết lập sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, xây

dựng và củng cố thương hiệu, tạo lập chỗ đứng cho cà phê Việt Nam trên thị trường

thế giới, gắn kết sản xuất với thị trường, Với mong muốn Trung tâm sẽ phát triển

thành công đúng như vai trò của mình và mang lại cho nhiều lợi ích cho ngành cà phê

Việt Nam cũng như các đối tượng sản xuất, kinh doanh cà phê, nhóm nghiên cứu đã

chọn đề tài “Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Việc giao dịch hàng hóa qua sàn giao dịch không còn mới trên thế giới, nhưng

chưa được phát triển rộng rãi ở Việt Nam, trong một số đề tài nghiên cứu về sàn giao

dịch hàng hóa trước đây thường đi theo hướng tổng quát chung cho tất cả các loại

hàng hóa và giải pháp đưa ra là giải pháp tài chính, vì vậy bài nghiên cứu lần này của

nhóm tập trung vào mặt hàng nông sản là cà phê và đi sâu tìm hiểu đặc điểm phương

thức giao dịch cà phê truyền thống, mức độ thỏa mãn của các đối tượng khi tham gia

giao dịch qua các phương thức và nhận thức chung của toàn thị trường về một mô

hình giao dịch hàng hóa hiện đại.

3. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, nhóm kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính

và định lượng. Ngoài việc nghiên cứu những vấn đề và số liệu về bối cảnh toàn ngành

cà phê trong thời gian qua để thấy được thuận lợi và khó khăn của các đối tượng khi

giao dịch cà phê, nhóm tiến hành nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát, thăm dò

ý kiến khách hàng tiềm năng của BCEC thông qua bảng câu hỏi.

4. Nội dung nghiên cứu

Bài nghiên cứu được chia ra làm 3 phần chính:

- Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về giao dịch hàng hóa thông qua Sở

giao dịch hàng hóa.

- Chương II: Thực trạng thị trường cà phê Việt Nam và hoạt động tại Trung

Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột (BCEC). Chương 2 gồm những phân tích về

tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê của Việt Nam, các phương thức giao dịch cà phê

trong nước và thực trạng hoạt động của Trung tâm. Ngoài ra còn có những thống kê

nhóm nghiên cứu thu thập được từ ý kiến của các đối tượng sản xuất, kinh doanh cà

phê và các nhà đầu tư tài chính để từ đó tiến hành đánh giá vị thế và tiềm năng của sàn

giao dịch hàng hóa nói chung và Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột nói

riêng

- Chương III: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại

BCEC. Gồm 4 nhóm giải pháp chính là: sản phẩm, giá cả, phân phối, truyền thông và

giải pháp hỗ trợ.

5. Đóng góp của đề tài

Đề tài kết hợp yếu tố Marketing và Sở giao dịch hàng hóa, liên kết các lý

thuyết, mô hình thỏa mãn khách hàng và các phương thức giao dịch cà phê nhằm xác

định mức độ thỏa mãn của các đối tượng khi tham gia giao dịch, xác định nhận thức

của các đối tượng về sàn giao dịch, từ đó, đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động cho Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột.

6. Hướng phát triển của đề tài

Nếu có điều kiện nhóm nghiên cứu sẽ mở rộng mẫu nghiên cứu hơn, tiến hành

khảo sát ở nhiều huyện khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk về nhu cầu ký gửi cà phê của

nông dân ở các huyện này.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về hoạt động của Trung tâm

giao dịch để từ đó vạch ra kế hoạch thực hiện và kinh phí cho mỗi phương án đề ra.

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH VẼ

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 1

3. Đối tượng nghiên cứu . 2

4. Phạm vi nghiên cứu 3

4.1. Về không gian 3

4.2. Về thời gian . 3

5. Phương pháp nghiên cứu 3

6. Tính mới của đề tài . 4

7 Bố cục của đề tài . . 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAO DỊCH HÀNG

HÓA THÔNG QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

1.1 Các phương thức giao dịch hàng hóa 6

1.1.1 Khái niệm về giao dịch hàng hóa 6

1.1.2 Các phương thức giao dịch hàng hóa 6

1.1.2.1 Giao dịch trực tiếp . 6

1.1.2.2 Giao dịch qua trung gian . 6

1.1.2.3 Giao dịch đối lưu . 6

1.1.2.4 Đấu giá . 7

1.1.2.5 Đấu thầu . 7

1.1.2.6 Giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa . 7

1.2 Giao dịch hàng hóa qua Sở giao dịch 7

1.2.1 Vai trò của Sở giao dịch hàng hóa . 7

1.2.2 Các đối tượng hoạt động trên Sở giao dịch hàng hóa . 8

1.2.2.1 Các nhà đầu tư . 8

1.2.2.2 Thành viên môi giới 8

1.2.2.3 Trung tâm thanh toán bù trừ 8

1.2.2.4 Trung tâm giao nhận hàng hóa 9

1.2.3 Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ của Sở giao dịch hàng hóa 9

1.2.3.1 Các loại hợp đồng phổ biến giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa . 9

1.2.3.1.1 Hợp đồng giao sau . 9

1.2.3.1.2 Hợp đồng giao ngay 9

1.2.3.1.3 Hợp đồng quyền chọn 10

1.2.3.2 Các dịch vụ được cung cấp tại Sở giao dịch hàng hóa 10

1.2.3.2.1 Dịch vụ thanh toán bù trừ 10

1.2.3.2.2 Dịch vụ khác 10

1.3 Hoạt động Marketing tại Sở giao dịch hàng hóa 10

1.3.1 Khái niệm Marketing . 10

1.3.2 Vai trò của Marketing trong Sở giao dịch hàng hóa . 11

1.3.2.1 Marketing là cầu nối gắn kết hoạt động của Sở giao dịch với thị trường . 11

1.3.2.2 Marketing là công cụ thu hút các nhà đầu tư tham gia giao dịch trên sàn 11

1.3.2.3 Marketing là công cụ nâng cao nguồn lực của Sở giao dịch . 12

1.3.3 Mô hình Parasuraman về sự thỏa mãn của khách hàng theo chức năng về quan hệ

áp dụng trong hoạt động Marketing của Sở giao dịch hàng hóa. . 12

1.3.3.1 Định nghĩa .

1.3.3.2 Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng quan hệ của Parasuraman . 13

Kết luận chương 1 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ HOẠT

ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUẬT.

2.1 Tổng quan về tình hình thị trường cà phê Việt Nam và Đắc Lắc 17

2.1.1 Tình hình thị trường cà phê Việt Nam 17

2.1.1.1 Tình hình sản xuất 17

2.1.1.1.1 Diện tích, năng suất . 17

2.1.1.1.2 Sản lượng . 17

2.1.1.2 Tình hình tiêu thụ . 18

2.1.1.2.1 Trong nước 18

2.1.1.2.2 Xuất khẩu . 18

2.1.1.3 Giá cả 19

2.1.2 Khái quát về thị trường cà phê Đắc Lắc 20

2.1.2.1 Tình hình sản xuất 20

2.1.2.2 Tình hình xuất khẩu 20

2.2 Các phương thức giao dịch cà phê trong nước . 21

2.2.1 Phương thức giao dịch truyền thống . 21

2.2.2 Phương thức giao dịch hiện đại . 23

2.3 Thực trạng hoạt động tại Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột. 25

2.3.1 Giới thiệu về BCEC . 25

2.3.1.1 Vai trò của BCEC . 25

2.3.1.2 Các đối tượng tham gia hoạt động giao dịch tại BCEC . 27

2.3.1.2.1 Trung tâm thanh toán bù trừ 27

2.3.1.2.2 Trung tâm giao nhận hàng hóa 27

2.3.1.2.3 Các thành viên của Trung tâm .28

2.3.1.3 Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tại BCEC . 28

2.3.1.3.1 Sản phẩm giao dịch cà phê giao ngay 28

2.3.1.3.2 Sản phẩm giao dịch cà phê kỳ hạn 29

2.3.2 Thực trạng hoạt động tại BCEC 29

2.3.2.1 Thị trường giao dịch giao ngay 29

2.3.2.2 Thị trường giao dịch kỳ hạn . 30

2.3.2.3 Hoạt động đào tạo . 31

2.3.2.4 Hoạt động truyền thông . 31

2.3.2.5 Các hoạt động khác nhằm hỗ trợ việc phát triển thị trường . 32

2.3.3 Đánh giá vị thế và tiềm năng của BCEC . 33

2.3.3.1 Đặc điểm mua bán cà phê qua phương thức truyền thống của đối tượng được

khảo sát . 33

2.3.3.1.1 Đặc điểm nơi bán cà phê của nông dân . 33

2.3.3.1.2 Đặc điểm nơi thu mua và bán lại của các đại lý 35

2.3.3.1.3 Đặc điểm mua của các công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu 37

2.3.3.2. Các yếu tố tác động đến quyết định nơi mua bán cà phê của các đối tượng. 37

2.3.3.2.1 Các yếu tố tác động đến quyết định nơi bán cà phê của đối tượng bán . 37

2.3.3.2.2 Các yếu tố tác động đến quyết định nơi mua cà phê của đối tượng mua 39

2.3.3.3 Đánh giá của nông dân về mức độ thỏa mãn khi giao dịch qua phương thức

truyền thống và giao dịch qua BCEC . 40

2.3.3.3.1 Các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của nông dân trong quá trình giao dịch 40

2.3.3.3.2 Đánh giá của nông dân chưa tham gia giao dịch về mức độ thỏa mãn khi giao

dịch qua phương thức truyền thống . 41

2.3.3.3.3 Đánh giá của thành viên bán về mức độ thỏa mãn khi giao dịch qua phương

thức truyền thống và khi giao dịch qua BCEC . 43

2.3.3.4 Đánh giá của công ty thu mua về mức độ thỏa mãn khi giao dịch qua phương

thức truyền thống và khi giao dịch qua BCEC . 45

2.3.3.4.1 Các yếu tố chủ yếu tác động đến sự thỏa mãn của công ty thu mua trong quá

trình giao dịch . 45

2.3.3.4.2 Đánh giá của công ty thu mua về mức độ thỏa mãn khi giao dịch qua phương

thức truyền thống và qua BCEC . 46

2.3.3.5 Mức độ nhận biết của các đối tượng về BCEC . 47

2.3.3.5.1 Mức độ nhận biết của nông dân về BCEC 47

2.3.3.5.2 Mức độ nhận biết của đại lý thu mua về BCEC 47

2.3.3.5.3 Mức độ nhận biết của công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu về BCEC . 48

2.3.3.5.4 Mức độ nhận biết của các đối tượng đầu tư tài chính về BCEC . 48

2.3.3.6 Nhận thức về lợi ích của BCEC mang lại cho các đối tượng . 49

2.3.3.6.1 Nhận thức của nông dân chưa tham gia . 49

2.3.3.6.2 Nhận thức của thành viên bán 50

2.3.3.6.3 Nhận thức của công ty chế biến, kinh doanh, xuất khẩu cà phê . 51

2.3.3.6.4 Nhận thức của nhà đầu tư tài chính . 51

2.3.3.7 Tiềm năng của BCEC . 52

2.3.3.7.1 Đối với nông dân 52

2.3.3.7.2 Đối với đại lý . 52

2.3.3.7.3 Đối với công ty kinh doanh, chế biến, xuất khẩu cà phê . 53

2.3.3.7.4 Đối với nhà đầu tư tài chính 53

2.4 Những thuận lợi và khó khăn của BCEC . 55

2.4.1 Thuận lợi . 55

2.4.2 Khó khăn 56

2.5 Bài học kinh nghiệm từ các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới 58

2.5.1 Sở giao dịch các công cụ phái sinh Bursa Malaysia 58

2.5.2 Sở giao dịch hàng hóa Singapore ( SICOM) . 61

Kết luận chương 2 63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MARKETING NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BUÔN MA THUẬT

3.1 Mục đích xây dựng giải pháp: 64

3.2 Căn cứ xây dựng giải pháp . 64

3.3 Giải pháp Marketing mix 64

3.3.1 Sản phẩm dịch vụ 64

3.3.1.1 Dịch vụ vận chuyển 64

3.3.1.1.1 Nội dung thực hiện 64

3.3.1.1.2 Kế hoạch thực hiện 65

3.3.1.1.3 Tính khả thi của giải pháp . 66

3.3.1.2 Dịch vụ cho vay và hỗ trợ thanh toán . 66

3.3.1.3 Dịch vụ cung cấp thông tin 67

3.3.2 Giá cả . 68

3.3.3 Phân phối . 68

3.3.4 Truyền thông, cổ động . 69

3.3.4.1 Quảng cáo . 70

3.3.4.2 Quan hệ công chúng . 71

3.3.4.2.1 Thông qua phương tiện truyền thông 71

3.3.4.2.2 Tổ chức hội thảo 71

3.3.4.2.3 Tổ chức hội nghị 73

3.3.4.2.4 Tổ chức cuộc thi “Sàn giao dịch cà phê ảo” 73

3.4 Giải pháp hỗ trợ 74

Kết luận chương 3 76

KẾT LUẬN . 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BCEC : Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột

2. Trung tâm : Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột

3. XNK : Xuất nhập khẩu

4. Techcombank : Ngân hàng thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam

5. CFC : Công ty giám định hàng hóa Cafecontrol

6. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

7. CP : Cổ phần

8. AFD : Cơ quan phát triển Pháp

9. NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn

10. NĐ-CP : Nghị định Chính Phủ

11. TT-BCT : Thông tư Bộ Công Thương

12. FCPO : Crude Palm Oil Futures

13. FPKO : Crude Palm Kernel Oil Futures

14. FUPO : USD Crude Palm Oil Futures

15. CME : Sở giao dịch Chicago

16. SICOM : Sở giao dịch hàng hóa Singapore

17. SGX : Sở giao dịch Singapore

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Mô hình thỏa mãn khách hàng theo chức năng quan hệ

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện sản lượng cà phê Việt Nam từ năm 1990 đến nay

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện sản lượng và lượng cà phê tiêu thụ trong nước từ năm 2006

đến năm 2010

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trong 5 vụ cà phê

2005/06 đến 2009/10

Hình 2.4: Sơ đồ giao dịch cà phê qua phương thức truyền thống

Hình 2.5: Sơ đồ giao dịch cà phê qua phương thức hiện đại

Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của các yếu tố khi nông dân quyết định

nơi bán cà phê

Hình 2.7: Sơ đồ các yếu tố thỏa mãn của nông dân trong quá trình giao dịch

Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện mức độ thỏa mãn của nông dân đối với các yếu tố khi tham

gia giao dịch qua phương thức truyền thống

Hình 2.9: Biểu đồ so sánh mức độ thỏa mãn của thành viên bán khi giao dịch qua

phương thức truyền thống và qua BCEC

Hình 2.10: Sơ đồ các yếu tố thỏa mãn của công ty thu mua trong quá trình giao dịch

Hình 2.11: Biểu đồ đánh giá mức độ hấp dẫn hiện nay của các kênh đầu tư

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ nhiều năm qua, Việt Nam luôn là nước đứng thứ hai toàn cầu về xuất khẩu

cà phê và là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Tuy nắm trong tay nguồn

hàng rất lớn nhưng ngành cà phê Việt hầu như không có ảnh hưởng đến giá xuất nhập

khẩu thế giới và bao giờ cũng chịu thua thiệt khi giá cả phụ thuộc lớn vào các sàn giao

dịch trên thế giới. Từ đó dẫn đến việc thị trường cà phê nội địa không được phản ánh

đúng với bản chất của nó gây thiệt hại, rủi ro rất lớn cho các nhà sản xuất kinh doanh

cà phê trong nước, đặc biệt là người trồng cà phê.

Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ra đời cung cấp công cụ quản lý

rủi ro cho các nhà sản xuất kinh doanh và tạo ra một cơ hội đầu tư kinh doanh mới cho

các nhà đầu tư tài chính, với mong muốn xa hơn là tạo ra mức giá tham chiếu cho cà

phê Việt Nam trong thị trường nội địa, từ đó nhà xuất khẩu lấy làm mức giá tham

chiếutrong hoạt động mua bán cà phê quốc tế. Làm được như vậy ngành cà phê nước

ta sẽ chủ động hơn về giá cả và nâng cao được vị thế của mình trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, trong thời gian hình thành và phát triển vừa qua, vì những lý do chủ quan

và khách quan khác nhau mà Trung tâm chưa thực sự phát huy được vai trò đối với

nhà sản xuất kinh doanh cà phê nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đâu là

lý do mà người dân, đại lý cũng như các nhà xuất nhập khẩu chưa quan tâm đến

phương thức giao dịch này. Giải pháp nào cho Trung tâm trong thời gian tới để phát

huy được vai trò của mình và đóng góp nhiều hơn nền kinh tế Việt Nam. Đó là lý do

nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu

quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật

2. Mục đích nghiên cứu

Nhận thức được tầm quan trọng của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma

Thuột (BCEC) đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh cà phê tại Việt Nam nói

chung và tại tỉnh Đắc Lắc nói riêng, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số vần đề

để hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động và vị thế của BCEC hiện nay, trên cơ sở đó

đưa ra nhóm giải pháp Marketing cũng như nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới.

BCEC được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2008. Tuy

nhiên, từ đó đến nay số lượng người tham gia giao dịch trên sàn còn rất hạn chế. Hoạt

động kinh doanh, mua bán cà phê vẫn được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức

truyền thống. Do vậy, cuộc nghiên cứu lần này nhằm xác định mức độ của các yếu tố

thỏa mãn và không thỏa mãn của những đối tượng sản xuất, kinh doanh cà phê đối với

các phương thức giao dịch để rút ra được những mong muốn của họ khi tham gia giao

dịch.

BCEC ra đời với mục đích chính là hạn chế rủi ro cho người nông dân và các

doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu cà phê tại Việt Nam, nhưng không phải ai

cũng nhận thức đúng và đủ về vai trò của trung tâm. Thông qua việc xác định nhận

thức về BCEC của những cá nhân, tổ chức đã tham gia giao dịch và những tổ chức, cá

nhân chưa tham gia giao dịch tại BCEC, nhóm đưa ra một số giải pháp marketing để

giải quyết tình trạng này.

Đầu tư qua sàn giao dịch hàng hóa, mà cụ thể là qua sàn giao dịch cà phê là

hình thức phổ biến và thu hút đông đảo các nhà đầu tư trên thế giới. Nhiều sàn giao

dịch hàng hóa đã ra đời và phát triển từ rất sớm, tiêu biểu là sàn giao dịch cà phê Luân

Đôn (LIFFE) và sàn giao dịch liên lục địa tại New York (ICE). Tuy nhiên, tại việt

Nam hình thức đầu tư này còn khá mới mẻ và chưa thật sự được quan tâm đến. Nên

chúng tôi tiến hành điều tra các nhà đầu tư tài chính ở Việt Nam về mức độ nhận biết

và lợi ích của việc tham gia đầu tư qua BCEC nhằm tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra

giải pháp để thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư tài chính tham gia giao dịch qua sàn.

3. Đối tượng nghiên cứu

Nhóm tiến hành hai hình thức nghiên cứu:

Một là nghiên cứu dữ liệu thứ cấp. Thông tin thứ cấp bao gồm những lý thuyết

về giao dịch hàng hóa, sàn giao dịch hàng hóa, những yếu tố hình thành nên sự thỏa

mãn của khách hàng; những thông tin về tình hình thị trường cà phê thế giới, trong

nước và tại tỉnh Đắc Lắc.

Hai là nghiên cứu dữ liệu sơ cấp. Gồm có hai đối tượng nghiên cứu chính:

- Đối tượng sản xuất và kinh doanh cà phê nhân tại thành phố Hồ Chí Minh và

Đắc Lắc.

- Nhà đầu tư tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Về không gian

Chúng tôi tiến hành thu thập thông tin từ hai nhóm đối tượng sau:

- Thứ nhất là nhóm sản xuất kinh doanh: bao gồm những hộ nông dân tại

DakLak và các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến và xuất khẩu cà phê tại Daklak và

TP.HCM. Những đối tượng này có thể là thành viên hoặc chưa là thành viên của trung

tâm.

- Thứ hai là nhóm nhà đầu tư tài chính đang hoạt động tại TP.HCM.

Ngoài ra các thông tin thứ cấp thu thập được là thông tin tại Việt Nam và trên

toàn thế giới.

4.2. Về thời gian

Bài viết sử dụng số liệu, thông tin thứ cấp về tình hình thị trường cà phê Việt

Nam và thế giới từ năm 1990 tới năm 2010, Thông tin về hoạt động của Trung tâm

giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột từ 2008 đến 5/2011, thông tin một số sàn giao dịch

cà phê trên thế giới tới 05/2011

Dữ liệu sơ cấp lấy từ cuộc khảo sát trong thời gian sau:

- Khảo sát đối tượng sản xuất, kinh doanh cà phê từ 10/03/2011 đến 20/04/2011.

- Khảo sát các nhà đầu tư tài chính từ 15/04/2011 đến 30/04/2011.

5. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng trong bài nghiên cứu.

- Dữ liệu định tính được thu thập bằng cách thảo luận tay đôi với hai nhóm đối

tượng đã nêu trên về các vấn đề liên quan đến đề tài, đồng thời tham khảo ý kiến của

một số chuyên gia trước khi lập bản câu hỏi phỏng vấn.

- Phương pháp định lượng thực hiện bằng cách khảo sát trực tiếp, qua điện

thoại, qua mạng internet với hai nhóm đối tượng nêu trên, từ đó nhóm tiến hành phân

tích thông tin thu thập được bằng các phần mềm thống kê, tính toán: SPSS 11.5, Excel

2007, rồi dựa trên kết quả để đưa ra nhận xét, đánh giá.

Thống kê nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng 6 bản câu hỏi: Bản câu hỏi cho người nông dân chưa tham

gia giao dịch qua sàn (xem phụ lục 8), bản câu hỏi dành cho thành viên bán tại BCEC

(xem phụ lục 9), bản câu hỏi cho doanh nghiệp chế biến/ XNK cà phê (xem phụ lục

11), bản câu hỏi cho công ty tham gia giao dịch tại BCEC (xem phụ lục 12), bản câu

hỏi cho đại lý/cơ sở thu mua cà phê (xem phụ lục 10) và bản câu hỏi dành cho đối

tượng các nhà đầu tư tài chính (xem phụ lục 13). Mỗi bản câu hỏi với nội dung phù

hợp cho từng đối tượng giúp nhóm nghiên hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn cụ thể

của từng nhóm đối tượng.

Phương pháp chọn mẫu: Phi xác suất – chọn mẫu thuận tiện.

Kích thước mẫu thực tế đã khảo sát:

- Nhóm đối tượng sản xuất, kinh doanh cà phê: 133 đối tượng sản xuất gồm

103 nông dân chưa tham gia giao dịch qua sàn ( xem danh sách ở phụ lục 60) và 30

thành viên bán tại trung tâm ( xem danh sách ở phụ lục 59 ), 49 đối tượng kinh doanh

gồm 38 đại lý và 11 công ty chế biến/XNK cà phê (Xem danh sách ở phụ lục 57, 58 )

- Nhóm các nhà đầu tư tài chính gồm 39 người đang sinh sống và hoạt động tại

TP.HCM (xem danh sách ở phụ lục 61)

6. Tính mới của đề tài

Trước khi tiến hành nghiên cứu, nhóm cũng đã tìm hiểu và tham khảo qua một

số đề tài liên quan. Có khá nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề cà phê với quy mô toàn

ngành hoặc một vùng cụ thể. Những đề tài này đi theo các hướng khác nhau, từ thực

nghiệm chăm sóc cây, sản xuất, chế biến tới xuất khẩu cà phê, chưa có đề tài nào đi

sâu tìm hiểu về quá trình giao dịch, những thuận lợi và khó khăn và bất cập của các

đối tượng khi mua bán cà phê.

Bên cạnh đó còn có những đề tài nghiên cứu về sàn giao dịch hàng hóa tại Việt

Nam với phạm vi nghiên cứu rộng, chưa đi sâu về một sàn cụ thể như đề tài của nhóm

nghiên cứu lần này.

Nhóm đã tiếp thu những vấn đề nghiên cứu, thực trạng, cơ sở lý luận của các

đề tài đã có và đưa ra đề tài “Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột” với những điểm

mới sau:

- Đề tài đưa ra giải pháp Marketing cho một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực

tài chính, sản phẩm của sở giao dịch hàng hóa là dịch vụ chính kèm theo sản phẩm và

dịch vụ phụ, việc Marketing cho lĩnh vực tài chính là điều cần thiết nhưng khá mới mẽ

hiện nay.

- Nhóm tiến hành tìm hiểu sâu về hành vi mua bán cà phê với quy mô lớn, trên

tất cả các đối tượng có liên quan để giải pháp đưa ra có thể kết hợp đồng bộ nhằm

thỏa mãn tất cảc các đối tượng.

7. Bố cục của đề tài

Bài nghiên cứu gồm ba phần:

- Chương 1 từ trang 6 đến trang 15 : Những vấn đề lý luận cơ bản về giao dịch

hàng hóa thông qua Sở giao dịch.

- Chương 2 từ trang 16 đến trang 62 : Thực trạng thị trường cà phê Việt Nam

và hoạt động tại Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuột (BCEC).

- Chương 3 từ trang 63 đến trang 74: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu

quả hoạt động tại BCEC.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật
  • Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ...

Upload: lenguyen_gm

📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 423
Lượt tải: 17

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ...

Upload: baoduyen92

📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 315
Lượt tải: 17

Các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả ...

Upload: thanks_1626

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 304
Lượt tải: 16

các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả ...

Upload: meoxinhngoan88

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 132
Lượt tải: 16

các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả ...

Upload: devil_bsc

📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 247
Lượt tải: 16

Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm ...

Upload: kinhdoanh44

📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 480
Lượt tải: 18

Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao ...

Upload: testtranquang

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 184
Lượt tải: 8

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt ...

Upload: dungtn

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 457
Lượt tải: 17

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức ...

Upload: anh_khoa_56

📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 824
Lượt tải: 16

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh ...

Upload: dangthehung1980

📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 412
Lượt tải: 16

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh ...

Upload: nvdspj

📎
👁 Lượt xem: 401
Lượt tải: 16

Một số giải pháp và phương hướng cơ bản nhằm ...

Upload: hattory19802004

📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 283
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao ...

Upload: lhthaieducare

📎 Số trang: 165
👁 Lượt xem: 369
Lượt tải: 16

Kinh tế Quản trị kinh doanh
Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Lý do chọn đề tài Từ nhiều năm qua Việt nam nổi tiếng là một quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới và dẫn đầu về sản xuất cà phê Robusta. Hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cà phê đã có tác dụng pdf Đăng bởi
5 stars - 251858 reviews
Thông tin tài liệu 165 trang Đăng bởi: lhthaieducare - 01/10/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 01/10/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Cà Phê Buôn Ma Thuật