Mã tài liệu: 208852
Số trang: 112
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,090 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
mở đầu
Hiện nay Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Con đường này đã buộc chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong thời gian đầu của thời kỳ đổi mới. Để đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và làm tăng khả năng đổi mới công nghệ, hiện đại hoá sản xuất cho đất nước, nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp Nhà nước đã thành lập một loạt các Tổng công ty 90, 91.
Tổng công ty Dệt-May Việt Nam (Vinatex) ra đời theo quyết định 253/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng chính phủ và hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 nhằm chiếm lĩnh và mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển lực lượng sản xuất và thu hút lao động, đẩy mạnh đầu tư theo nhu cầu thị trường và theo định hướng phát triển của toàn Tổng công ty Sau hơn 10 năm thành lập Vinatex đã có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng với một đội ngũ công nhân lành nghề, các sản phẩm của Vinatex đã được nhiều khách hàng biết đến, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của Vinatex không ngừng tăng lên.
Mục tiêu đặt ra cho Vinatex và các doanh nghiệp thành viên là sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may. Để thực hiện được mục tiêu này Vinatex không chỉ chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn phải tìm được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới thông qua việc không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu. Thêm vào đó Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ cho toàn ngành dệt may và cho Vinatex là phải nhanh chóng giảm tỷ lệ gia công xuất khẩu, tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp nên việc mở rộng thị trường xuất khẩu, chủ động tìm các đối tác xuất khẩu trực tiếp là hết sức cần thiết đối với không chỉ Vinatex mà đối với cả ngành dệt may.
Qua thời gian thực tập tai Tổng công ty Dệt-May Việt Nam em thấy thị trường xuất khẩu của Vinatex chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bản và hoạt động xuất khẩu của Vinatex bị phụ thuộc rất nhiều nhu cầu cũng như tình hình cung ứng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên các thị trường này. Điều này đã làm mất đi một tiềm năng lớn cho Vinatex trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác mở rộng thị trường xuất khẩu đối với sự tồn tại của Vinatex trên thị trường quốc tê cũng như sự phát triển của Vinatex trong tương lai em quyết định chọn đề tài: “Mở rộng thị trường xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt-May Việt Nam (Vinatex)” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của em.
Khi làm đề tài này em mong rằng sẽ làm rõ được những vấn đề lý luận liên quan đến công tác mở rộng thị trường xuất khẩu. Trên cơ sở đó đánh giá, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để mở rộng thi trường xuất khẩu cho Vinatex.
Em nghiên cứu đề tài này dựa trên cơ sở thu thập, khai thác các tài liệu, các bài báo, các số liệu tổng hợp của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu em có sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích nhằm đạt được những kết quả nghiên cứu cao nhất có thể.
Kết cấu của luận văn bao gồm ba chương:
Chương I : Lý luận chung về thị trường và xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng công tác mở rộng thị trường xuất khẩu của Vinatex.
Chương III: Mục tiêu, tầm nhìn của Vinatex và một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 16
⬇ Lượt tải: 6
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 17