Mã tài liệu: 95935
Số trang: 5
Định dạng: docx
Dung lượng file: 74 Kb
Chuyên mục: Quản trị chiến lược
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế nông thôn có nhiều khởi sắc và chuyển biến rõ rệt. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn có nhiều thay đổi, ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển và giữ vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2002, ngành chăn nuôi Việt Nam có tốc độ phát triển cao với 9,9 %...Tăng trưởng chăn nuôi sẽ kéo theo vấn đề môi trường, tác hại môi trường của chất thải từ gia súc cũng đã bắt đầu rõ nét ở một số nước đang phát triển. Chất thải từ gia súc có mùi hôi, thối, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, gây lên các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hoá, bệnh ngứa da, ngứa mắt, viêm gan, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của nhân dân.
Việc quản lý chất thải từ gia súc cần một tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, giáo dục, chính sách môi trường và chính sách kinh tế. Các biện pháp kỹ thuật phổ biến để xử lý chất thải từ gia súc bao gồm hệ thống biogas; bể chứa phân: bón phân đã xử lý vào đất; sử dụng cây xanh để hấp thu chất thải và sử dụng phân gia súc như một thành phần của thức ăn gia súc. Trong đó, xây dựng hệ thống biogas là một giải pháp xử lý chất thải từ chăn nuôi tốt nhất và hiệu quả nhất. Biogas biến đổi chất thải từ gia súc thành nguồn năng lượng có thể dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng, tạo nguồn phân bón sạch cho cây trồng làm sạch môi trường. Biogas được ưa chuộng vì khả năng làm giảm mùi hôi của phân gia súc do sự phân huỷ xảy ra trong điều kiện yếm khí và là nguồn năng lượng rẻ tiền.
Hiện nay, nước ta đã áp dụng một số mô hình biogas của các nước ấn Độ, Trung Quốc, Colombia... có hiệu quả và được bà con nông dân ủng hộ. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống biogas đã gặp phải không ít khó khăn nên tốc độ mở rộng quy mô còn chậm.
Để mở rộng quy mô và phạm vi áp dụng mô hình biogas có hiệu quả thì công việc nghiên cứu về biogas và các ngành khác có liên quan là rất quan trọng. Vì vậy việc tìm hiểu về và giải pháp phát triển bền vững biogas trong quan hệ với phát triển các ngành sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ-Hà Tây là cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá thực trạng và định ra giải pháp phát triển bền vững hệ thống biogas sinh học trong quan hệ với các ngành sản xuất có liên quan ở nông thôn huyện Chương Mỹ-Hà Tây.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững hệ thống biogas và phát triển bền vững nông thôn.
- Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả của hệ thống biogas và thực trạng phát triển các ngành sản xuất. Từ đó tìm hiểu mối quan hệ giữa phát triển hệ thống biogas với một số ngành sản xuất ở nông thôn và các yếu tố ảnh hưởng đến nó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp để phát triển hệ thống biogas trong quan hệ tích cực với phát triển các ngành sản xuất khác ở huyện Chương Mỹ-Hà Tây.
Nội dung:
Phần I Mở đầu
Phần II tổng quan tài liệu
Phần III đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16