Mã tài liệu: 95963
Số trang: 4
Định dạng: docx
Dung lượng file: 66 Kb
Chuyên mục: Quản trị chiến lược
Trong tiến trình phát triển đi lên của đất nước bước vào thời kỳ CNH- HĐH có sự đóng góp không nhỏ của phát triển kinh tế xã hội các vùng nông thôn đặc biệt là các vùng nông thôn miền núi nước ta hiện nay. Nói đến nông thôn miền núi là nói đến sản xuất lâm nghiệp, sự phát triển kinh tế xã hội nhìn chung là thấp và chậm. hơn các vùng khác. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn miền núi còn thiếu đồng bộ, trình độ kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, phương thức quản lý lỏng lẻo, công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nông nghiệp vẫn còn những bất cập, thiếu chi tiết, cụ thể. Dẫn đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy thoái cạn kiệt, đất đai bị xói mòn rửa trôi, số chất lượng rừng tăng lên không đáng kể thậm chí còn xu hướng giảm dần. Các sản phẩm thu được từ rừng không đủ đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của người dân, đặc biệt là ngưòi dân có cuộc sống dựa vào rừng, đời sống vật chất tinh thần của người dân không được cải thiện.
Trước những thực trạng đó, trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật như luật Đất đai sửa đổi năm 2003, luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004… Điều đó đã góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội ở các vùng nông thôn miền núi, đặc biệt là nhằm phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp, từ đó mà công tác quy hoạch ngày càng chi tiết, cụ thể đến các xã thậm trí đến cấp thôn bản.
Với vai trò là đơn vị nhỏ nhất trong các đơn vị quản lý lãnh thổ hành chính và là đơn vị cơ bản quản lý và sản xuất lâm nghiệp của các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân, cấp xã ngày càng phát huy vai trò thế mạnh của mình trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng nông thôn miền núi. Công tác quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã góp phần phân bổ đất đai một cách hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, phù hợp với mục đích sử dụng đất đai một cách bền vững, với mục tiêu, phương hướng phát triển của các cấp quản lý trên cũng như tâm tư nguyện vọng của của người dân, đặc biệt là những người sống trong hoặc gần rừng. Không những thế nó còn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn, đáp ứng nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm, gỗ củi, sinh thái môi trường… Như vậy, công tác quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp đã đang và sẽ thu được những thành công to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn miền núi, đóng góp cho sự nghiệp chung của cả nước.
Xã Trung Minh là một xã trong nhiều năm qua đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp, ổn định cuộc sống người dân, đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội chung của cả xã. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, thiếu sót như: tiềm năng đất đai còn bị bỏ phí, chưa có quy hoạch cụ thể, chi tiết cho sản xuất lâm, nông nghiệp, các bản phương hướng quy hoạch khác không đáp ứng được mục tiêu phát triển sản xuất…
Chính bởi vai trò to lớn đó của công tác quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp, cũng như qua tình hình thực tế ở địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu khoá luận “Quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cho xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình” nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất ổn định bền vững cho xã, đồng thời đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp cấp xã.
chương 1:đặt vấn đề
chương 2. tổng quan vấn đề nghiên cứu
chương 3. mục tiêu - giới hạn - phạm vi - nội dung và phương pháp nghiên cứu
chương 4. kết quả nghiên cứu
chương 5. kết luận - tồn tại - kiến nghị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 1005
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16