Mã tài liệu: 231
Số trang: 46
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị chiến lược
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới - WTO. Từ nay, khi cuộc cạnh tranh với quy mô toàn cầu mở ra, các DN Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với những đối thủ đến từ khắp nơi trên thế giới, tự những đại gia trong nước đến những cây đại thụ như: IBM, Microsoft, Sony,… Chúng ta khó có thể cạnh tranh với họ về vốn, công nghệ, giá thành, nhân tài,… Vậy làm thế nào để chúng ta xây dựng được lợi thế cạnh tranh của riêng mình? Làm thế nào để ta nổi bật hẳn lên được so với họ? Văn hoá doanh nghiệp chính là đầu mối quan trọng làm nên sự khác biệt của DN Việt Nam, tạo uy tín, danh tiếng và sức sống cho DN, phát huy tối đa năng lực của các cá nhân và hướng họ về mục tiêu chiến lược của DN, giúp chúng ta vươn tới thành công nhờ vào nguồn nội lực của chính mình. Những sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ mà chúng ta đem trao đổi đều cần phải có sức cạnh tranh cao hơn trước, không những trên thị trường WTO mà ngay cả ở thị trường trong nước. Song, cần nhấn mạnh rằng, đó không chỉ đơn thuần là các hàng hoá dịch vụ đem lại giá trị kinh tế, mà ẩn chứa trong đó trước hết là văn hoá của DN - nơi sản xuất và cung ứng những hàng hoá, dịch vụ đó, và rộng hơn, qua đó thấy rõ bản sắc văn hoá của cả Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cả công ty CP XNK Lương thực – thực phẩm Hà Nội nói riêng đang đứng trước các cơ hội lớn để so tài với các doanh nghiệp khác trên thế giới sau khi nước ta mở cửa thị trường. Công ty CP XNK Lương thực – thực phẩm Hà Nội tiền thân là một công ty nhà nước trong giai đoạn bao cấp, vậy nên nền tảng văn hóa doanh nghiệp của công ty được hình thành từ khá sớm. Tuy vậy, do những ảnh hưởng của hệ tư tưởng bao cấp để lại nên vẫn tồn tại những quan điểm và tư duy cũ, lạc hậu ở cán bộ, công nhân viên của công ty. Doanh thu hàng năm của công ty không ngừng tăng cao, thị trường của công ty ngày càng mở rộng không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn ra các nước trên thế giới. Vì vậy việc xây dựng và phát triển VHDN là một trong những yếu tố cần được chú trọng nhất để qua đó tạo ra sự khác biệt và mới mẻ cho công ty. Đây chính là tiền đề tạo nên những thành công to lớn hơn nữa cho công ty CP XNK Lương thực – thực phẩm Hà Nội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Qua quá trình thực tập, em nhận thấy công tác xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ở công ty chưa được chú trọng sát sao, những tàn dư của lối tư duy từ thời bao cấp để lại vẫn ảnh hưởng tới các cán bộ công nhân viên. Công ty cần nâng cao tầm hiểu biết cho cán bộ công nhân viên, xác định rõ tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp là cốt lõi cho mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty. Xuất phát từ thực tế trên đây em xin đề xuất đề tài nghiên cứu: “ Một số giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ở công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực – thực phẩm Hà Nội ”.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 115
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16