Mã tài liệu: 98993
Số trang: 86
Định dạng: docx
Dung lượng file: 3,078 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Ngày 13 tháng 7 năm 2000, Hiệp định Thương mại Việt nam-Hoa Kỳ được ký kết. Ngày 8 tháng 6 năm 2001, Tổng thống Hoa Kỳ G. Bush đã chính thức trình Quốc hội Hoa Kỳ xem xét và phê chuẩn Hiệp định. Theo luật định, các ủy ban Tài chính của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ xem xét Hiệp định trong vòng 75 ngày, sau đó gửi lên Thượng viện và Hạ viện để bỏ phiếu thông qua. Ngày 10/12/2001 tại New York (Mỹ) đại diện hai Chính phủ đã trao đổi thư phê chuẩn Hiệp định và Hiệp định Thương mại Việt nam – Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực ; mở ra một thị trường mới với quy mô cực kỳ lớn, một cơ hội vàng cho Việt nam xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường Hoa Kỳ.
Cho tới nay, Hiệp định thương mại Việt nam - Hoa Kỳ đã có hiệu lực được hơn 1 năm rưỡi, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ và ngược lại tăng trưởng mạnh mẽ, hàng hóa của Việt nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đã được hưởng quy chế tối huệ quốc, doanh nghiệp Việt nam có nhiều cơ hội để thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ và ngược lại. Tuy nhiên, một điều rất dễ nhận thấy là Hoa Kỳ và Việt nam có quá nhiều điểm khác biệt không chỉ về chế độ chính trị, kinh tế, ngoại giao mà cả chính sách thương mại. Hoa Kỳ là một siêu cường có nền kinh tế thị trường phát triển theo cơ chế thị trường từ hàng trăm năm nay với hệ thống pháp luật hoàn hảo, tương ứng với các chuẩn mực quốc tế. Còn Việt nam, là một nước đang phát triển có trình độ phát triển thấp đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường với hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, mang nặng ảnh hưởng của thời kỳ bao cấp. Hoa Kỳ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Vào đầu thế kỷ 21, Hoa Kỳ có 270 triệu dân, với nền kinh tế mạnh nhất toàn cầu, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp thấp, mức sống người dân tiếp tục tăng, xuất hiện sự phồn vinh chưa từng có trong lịch sử từ trước tới nay của Hoa Kỳ. Trong khi đó, Việt nam vẫn ở trong số những nước nghèo nhất thế giới. Trong 10 năm tới, tức là từ 2001 đến 2010, Việt nam, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mình, đặt mục tiêu phải phấn đấu để đưa Việt nam "ra khỏi tình trạng kém phát triển.. tạo nền tảng để đến năm 2020, Việt nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Những khác biệt này đã đặt ra biết bao thách thức đối với doanh nghiệp Việt nam khi phải thực hiện Hiệp định Thương mại song phương đã được ký kết và có hiệu lực
Kết cấu đề tài:
Chương I Quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ trước khi ký kết hiệp định thương mại
Chương II Thực trạng thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ một năm sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực
Chương III Một số Giải pháp thúc đẩy thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 1035
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 656
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 3492
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 16