Mã tài liệu: 93330
Số trang: 48
Định dạng: docx
Dung lượng file: 133 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Việt Nam sau một thời gian chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường - định hướng CNXH - có sự điều tiết của Nhà nước, đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn và ý nghĩa trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hằng năm về kinh tế của nước ta được đánh giá là đạt mức khá cao so với nhịp độ tăng trưởng bình quân của thế giới (tốc độ đó là xấp xỉ 9% trong giai đoạn 1990 - 1999 và năm 1995 đạt mức cao nhất là 9,5%). Do vậy, đến nay mới chỉ sau hơn 10 năm đổi mới, bộ mặt nền kinh tế xã hội của Việt Nam đã có nhũng thay đổi rõ rệt, từ một nền kinh tế xã hội yếu kém và lạc hậu về mọi mặt, nay đang trên đà phát triển không ngừng vói việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với gần 170 quốc gia và tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế của thế giới. Thành công này là kết quả tất yếu của việc phát huy nội lực kết hợp với việc tranh thủ mọi nguồn lực, cơ hội từ các nước khác, trong đó không thể không kể đến vai trò của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Luật đầu tư nước ngoài ban hành và thực hiện ở Việt Nam đã được hơn 10 năm (Luật này được ban hành và có hiệu lực từ tháng 12/1987). Suốt trong thời gian này, FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng và có tốc độ phát triển nhanh nhất trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta, đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Là một nhân tố góp phần vào thành công cuỉa công cuộc đổi mới nền kinh tế. Với tốc độ phát triển đến chóng mặt của nền kinh tế toàn cầu, để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước cũng như để tiếp thu và vận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thì trước tiên chúng ta cần tập trung được một nguồn vốn lớn trong tay. Mặt khác, ta biết rằng, nguồn vốn có được ở trong nước và nguồn vốn FDI ngày càng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời nó cũng đáp ứng yêu cầu mở cửa và hợp tác liên doanh giữa các cơ sở sản xuất trong nước và các tổ chức kinh tế doanh nghiệp nước ngoài. Để đánh giá một cách đầy đủ hơn về vai trò của FDI cũng như những hạn chế nhất định của nó, hơn thế nữa, để có những chủ trương, giải pháp đúng đắn cho phương hướng thu hút FDI trong thời gian tới thì cần thiết phải nhìn nhận lại thực trạng hoạt động của FDI trong những năm qua.
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 702
⬇ Lượt tải: 16