Mã tài liệu: 57903
Số trang: 89
Định dạng: docx
Dung lượng file: 490 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Trong qúa trình phát triển của lịch sử xã hội loài người đến thời điểm này, toàn cầu hoá kinh tế và tự do hoá thương mại là một xu thế khách quan bởi sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của khoa học và công nghệ đã làm cho sự phân công lao động quốc tế vượt ra khỏi biên giới của từng quốc gia, trở thành vấn đề của toàn cầu. Với một nước đang phát triển như Việt Nam cần có những chính sách nhằm xúc tiến quan hệ kinh tế đối ngoại để tham gia vào xu hướng toàn cầu hoá và mang lại hiệu quả cao nhất.
Văn kiện của Đảng đã chỉ ra chiến lược Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước - hướng mạnh vào xuất khẩu và coi đây là một định hướng chiến lược phát triển kinh tế. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải khai thác và tận dụng được các lợi thế của mình một cách tốt nhất.
Ngành may mặc của Việt Nam càng ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay, ngành may mặc Việt Nam đã có quan hệ với hơn 250 công ty thuộc 60 quốc gia trên thế giới. Ngành may mặc Việt Nam là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (chỉ sau dầu thô). Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu và không ngừng tăng nhanh. Nếu như năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 158 triệu USD thì đến năm 2002, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tăng lên 2751 triệu USD. Hàng năm, ngành dệt may Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào ngân sách Nhà nước góp phần phát triển nền kinh tế của Việt Nam.
Theo xu hướng phát triển chung của ngành dệt may toàn cầu, đầu tư vào sản xuất hàng dệt may đã và vẫn tiếp tục chuyển dịch sang các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá có lợi thế trong sản xuất hàng dệt may do giá thành nhân công rất rẻ. Trong tương lai, nếu biết khai thác hiệu quả lợi thế này, kết hợp với việc không ngừng đẩy mạnh cải tiến công nghệ, về mẫu mã sản phẩm Việt Nam sẽ trở thành một trong những trung tâm xuất khẩu hàng dệt may của thế giới.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển từ nay đến năm 2010, ngành dệt may còn phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức, từ những vấn đề tồn tại trong sản xuất, trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu đến những biến động, những hạn chế của mội trường pháp lý, môi trường kinh doanh cũng như của thị trường thế giới.
Các doanh nghiệp dệt may tuy đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng gặp không ít trở ngại. Ngoài những khó khăn chung của ngành còn có những hạn chế riêng của từng doanh nghiệp. Đó là khó khăn trong tổ chức sản xuất kinh doanh, trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, trong các hoạt động marketing hỗn hợp và không thể không kể đến những tồn tại trong thực hiện quy trình xuất khẩu.
Để vượt qua tất cả khó khăn thách thức đó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực nghiên cứu, phân tích để đề ra các giải pháp cũng như triển khai thực hiện một cách thật hiệu quả và kịp thời. Đây là nhiệm vụ chung của Chính phủ và các cơ quan hữu quan như các cơ quan hải quan, cơ quan thuế, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, các cơ quan nghiên cứu cũng như từng doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong những năm gần đây.
Chương III: Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may đến năm 2010.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 100
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 712
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 16