Mã tài liệu: 125205
Số trang: 119
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Khi các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư đều phải chịu một trách nhiệm đặc biệt, đó là sử dụng làm sao để có được hiệu quả vốn đầu tư, tránh lãng phí vốn dù vốn đó là vốn lưu động bình thường của họ hay từ nguồn vốn phân bổ đặc biệt. Để từ đó doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn đó để mua được hàng hoá, công trình hay dịch vụ đúng như mục tiêu đã định, đúng thời điểm cần mua và thu được giá trị cao nhất với số tiền đã bỏ ra.
Tại Việt Nam, vấn đề quản lý vốn XDCB hiện vẫn đang là một vấn đề nan giải và còn bộc lộ nhiều yếu kém. Theo thống kê hàng năm, số vốn lãng phí lên tới 30-40% tổng số vốn đầu tư, số công trình phải điều chỉnh tăng vốn duyệt ban đầu trong giai đoạn từ 1998-2001 là khoảng 60%. Hiện tượng tiêu cực xẩy ra ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, chất lượng công trình, bên cạnh đó là sự tiêu cực trong giao thầu, nhận thầu, nghiệm thu công trình…Trước tình hình đó thì việc áp dụng phương thức đấu thầu trong xây lắp cũng như trong cung cấp máy móc thiết bị là một phương thức đòi hỏi cấp thiết, là một hướng tích cực có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với phương thức giao thầu theo kế hoạch như trước đây.
Kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra rằng, chỉ có thể hoàn thành được trách nhiệm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nếu thực hiện mua bằng đấu thầu trong khu vực quốc doanh. Trong đó, cạnh tranh công khai là một phương pháp đấu thầu được ưa dùng hơn. Tính ưu việt của phương thức đấu thầu được chứng minh khá rõ bằng kết quả thu được của các nước trên thế giới và nước ta thời gian qua, cùng với những lợi ích mà nó đem lại cho tất cả những bên tham gia. Vì lẽ đó, đấu thầu được coi là một thủ tục chính thức trong khu vực kinh tế công cộng, là yêu cầu tất yếu khách quan cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Với điều kiện là một phương pháp giao dịch phổ biến, có hiệu quả cao, đấu thầu ngày càng được đánh giá như một điều kiện thiết yếu để đảm bảo thành công cho các nhà đầu tư cả ở khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Sau 18 năm đổi mới, bộ mặt kinh tế xã hội của nước ta đã thay đổi một cách rõ rệt. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm GDP trên 6%, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt 480 USD/năm. Những thành tựu này đã khẳng định sự chuyển hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới. Với điểm nổi bật là chuyển hướng từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mở rộng quan hệ trên mọi mặt với tất cả các nước trên thế giới.
Chuyên đề gồm ba chương:
- Chương I: Một số vấn đề về công tác đấu thầu hàng hóa tại Việt Nam.
- Chương II. Thực trạng công tác đấu thầu cung cấp thiết bị tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu Vinaconex
- Chương III. Những biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu cung cấp thiết bị tại Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng (Vinaconex)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 248
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16