Mã tài liệu: 99019
Số trang: 105
Định dạng: docx
Dung lượng file: 454 Kb
Chuyên mục: Kinh tế thương mại
Trong vòng 20 năm qua, toàn cầu hoá kinh tế đã làm thay đổi thế giới trên nhiều phương diện, mở mang thêm các lĩnh vực hợp tác quốc tế từ mậu dịch hàng hoá đến mậu dịch vô hình, tác động mạnh mẽ tới hệ thống “cung – cầu”, làm biến đổi nhanh về số lượng và chất lượng của nó. Trước đây, vai trò của “cung” luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng ngày nay, tình hình đã thay đổi: trong dây chuyền phân phối hàng hoá, vai trò quan trọng hàng đầu đã được chuyển từ “cung” sang “cầu”. Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào, người sản xuất luôn phải quan tâm, đặt ra và giải đáp câu hỏi: Khách hàng và người tiêu thụ sản phẩm của mình là ai? Ai là đối thủ cạnh tranh của mình? Mình cần phải sản xuất cái gì và tổ chức sản xuất ra sao?
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, người kinh doanh dịch vụ vận tải không chỉ đơn thuần là người vận chuyển nữa, mà thực tế họ đã tham gia cũng với người sản xuất để đảm nhiệm thêm các khâu liên quan đến quá trình sản xuất hàng hoá như : gia công, chế biến, lắp ráp, đóng gói, gom hàng, xếp hàng, lưu kho và giao nhận. Hoạt động vận tải thuần tuý đã dần chuyển sang hoạt động tổ chức toàn bộ dây chuyền phân phối vật chất và trở thành một bộ phận khăng khít của chuỗi mắt xích “cung – cầu”. Xu hướng đó không những đòi hỏi phải phối hợp liên hoàn tất cả các phương thức vận tải, mà còn đòi hỏi phải kiểm soát được các luồng thông tin, luồng hàng hoá và luồng tài chính. Chỉ khi tối ưu được toàn bộ quá trình này thì mới giải quyết được vấn đề đặt ra là: vừa làm tăng lợi nhuận cho các DN sản xuất hàng hoá, vừa làm tăng lợi nhuận cho các hãng vận tải, thương mại, đảm bảo được lợi ích chung. Từ đó đã hình thành nên vấn đề quản lý logistics nhằm đạt được mục tiêu trên.
Hiện nay Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình để hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Các DN Việt Nam cần phải tăng khả năng cạnh tranh, cung cấp cho thị trường các loại hàng hoá phù hợp. Điều này đòi hỏi người vận chuyển phải đảm bảo chi phí vận tải hợp lý, đúng thời điểm, chính xác và an toàn. Muốn như vậy, không có cách nào khác là các DN giao nhận, vận tải của ta phải làm quen và áp dụng logistics trong hoạt động của mình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, đặc biệt là trong hoạt động vận tải biển vì khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ khối lượng hàng hoá XNK được chuyên chở.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Lý luận chung về logistics
Chương 2: Hoạt động logistics trong các DN giao nhận, vận tải biển Việt Nam những năm gần đây
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển logistics trong vận tải biển tại Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 985
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 1529
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 2284
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 1151
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 23