Mã tài liệu: 38178
Số trang: 87
Định dạng: docx
Dung lượng file: 545 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Hiệp hội Đông Nam á (ASEAN) hịên đang là nhà cung cấp, cũng như một thị trường quan trọng đối với Trung Quốc và đang chịu tác động mạnh mẽ theo nhiều hướng khác nhau đặc biệt là từ khi Trung Quốc gia nhập WTO. Trong thập kỉ vừa qua Trung Quốc và ASEAN đều có những cải cách, mở cửa nền kinh tế và đều thực hiện chiến lược kinh tế hướng tới xuất khẩu, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ảnh hưởng qua lại ngày càng lớn. Cuộc đối thoại giữa Trung Quốc và ASEAN là sáng kiến tăng cường quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế để thành lập một khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc gọi tắt là ACFTA (ASEAN _ China Free Trade Area).
Thực hiện sáng kiến ACFTA, quan hệ kinh tế – thương mại Việt Nam – Trung Quốc có vị trí hết sức quan trọng bởi vì Trung Quốc là một thị trường lớn có chung đường biên giới với Việt Nam dài hơn 1.350 km. Từ khi thực hiện đường nối cải cách, mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục. Hiện nay Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của WTO, với đà phát triển này, Trung Quốc sẽ sớm trở thành một trung tâm kinh tế lớn của thế giới và đóng vai trò là một đối tác kinh tế có vị trí kinh tế chiến lược quan trọng đối với Việt Nam.
Việc thành lập ACFTA không chỉ nhằm làm giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan hiện nay giữa hai bên mà nó phải tạo nên một khuôn khổ hoàn chỉnh bao gồm những chính sách hội nhập thị trường, ví dụ như khuyến khích xuất khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại,… và nếu thành lập một cơ chế bổ trợ cùng với việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc thì cơ chế này sẽ tăng cường khả năng đối phó với các rủi ro kinh tế bên ngoài, giảm mức độ lệ thuộc quá nhiều vào thị trường của các nước phát triển, và như vậy ACFTA sẽ trở thành một khuôn mẫu mới cho việc hợp tác giữa các nước đang phát triển.
Là một thành viên của ASEAN, của ACFTA và đang xúc tiến gia nhập AFTA trong năm 2005, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng được mở rộng và tăng cường, tuy nhiên bên cạnh những cơ hội phát triển Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực sự nỗ lực trong công tác nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thị trường, có chiến lược mặt hàng và phương pháp tiếp cận, có tổ chức chặt chẽ và rất cần ngoại ngữ,…
Chính vì những lý do đó, chúng ta phải chủ động có những bước chuẩn bị tốt, sẵn sàng hội nhập, nâng cao vị thế trên trường quốc tế và tạo bước đột phá về kinh tế trong thời gian tới.
Bố cục bài viết được chia làm ba chương:
Chương I: Lý thuyết khu vực thương mại tự do và khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.
Chương II: Thực trạng về quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN + Trung Quốc .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 231
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16