Mã tài liệu: 81673
Số trang: 44
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Đầu tư nước ngoài trở thành nguồn vốn quan trọng của các nước đang phát triển. Ở nước ta, nguồn vốn nước ngoài dần trở thành một nguồn vốn không thể thiếu trong việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, đóng góp tích cực vào ngân sách, tạo việc làm và thu nhập ổn đinh cho người lao động. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát riển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trung bình 6.3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995, khu vực doanh đầu tư nước ngoài đã tăng 10.3% GDP trong 1996-2000. Trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14.6%, và con số này không ngừng tăng trong những năm tiếp theo, năm 2005 là 15.5%, trong hai năm 2006 và 2007 con số này là 17%.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Sau 20 năm, Việt Nam đã nhận được gần 98 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư với 9.500 dự án. Trong đó vốn thực hiện của khu vực đầu tư nước ngoài đạt khoảng 40 tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 1996 – 2000 và duy trì ở mức 17- 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ năm 2001 đến nay.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không những đã góp phần mở rộng thị trường ngoài nước, không những nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam mà còn thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và các hoạt động dịch vụ khác. Đó là hoạt động kinh doanh khách sạn, dịch vụ, tư vấn, công nghệ, Kim ngạch xuất khẩu khu vực tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng đáng kể, chẳng hạn như giày dép chiếm 42%, dệt may chiếm 25% và hàng điện tử, linh kiện, máy vi tính chiếm 84%.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm vốn tài trợ phát triển chính thức (ODF) trong đó chiếm tỷ trọng chủ yếu là vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tê và nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế. Ở nước ta thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là vốn ODA và vốn FDI.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Khái quát chung
Chương II: Thực trạng thu hút FDI vào Hà Nội những năm gần đây
Chương III: Giải pháp thu hút vốn fdi vào hà nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 903
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 173
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 279
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 1352
⬇ Lượt tải: 20