Mã tài liệu: 253355
Số trang: 15
Định dạng: doc
Dung lượng file: 119 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN . 2
A. AFTA .
I. AFTA và quá trình tham gia của Việt Nam . 3
II. Tác động của AFTA đối với nền kinh tế Việt Nam . 6
B. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ NHỮNG CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM THAM GIA VÀO AFTA
I. AFTA: Thử thách hội nhập đầu tiên của Việt Nam 10
II. Những thách thức và những cơ hội của Việt Nam tham gia vào AFTA 11
C. QUÁ TRÌNH THAM GIA VÀ LỊCH TRÌNH GIẢM THUẾ CỦA VIỆT NAM 14
KẾT LUẬN 15
A. AFTA
I. AFTA và quá trình tham gia của Việt Nam
1. Nội dung cơ bản của AFTA
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước trong khối.
Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA được ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là CLMV) được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. Theo kế hoạch ban đầu, AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích cơ bản là "tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ sở quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới". Tuy nhiên, trước sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các liên kết kinh tế toàn cầu khác, cũng như do sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN, năm 1994, khối này quyết định đẩy nhanh thời hạn lên năm 2003. Gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam cũng tham gia AFTA từ năm 1996 với mục tiêu giảm thuế quan nhập khẩu từ các nước thành viên xuống dưới 5% vào năm 2006 và 0% vào năm 2017.
Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff - CEPT). Về thực chất, CEPT là một thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ khối xuống còn 0-5% thông qua những kế hoạch giảm thuế khác nhau. Trong vòng 5 năm sau khi đạt mức thuế ưu đãi cuối cùng, các nước thành viên sẽ tiến hành xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và những hàng rào phi quan thuế khác.
Thời hạn thực hiện CEPT của các nước có khác nhau. Cụ thể là:
Với Brunei, Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan: từ 1993 đến 2003.
Với Việt Nam: từ 1996 đến 2006
Với Lào, Myanmar và Campuchia: từ 1998 đến 2008.
Để thực hiện dần dần việc cắt giảm thuế quan, mỗi nước sẽ phải phân loại tất cả hàng hóa của mình vào một trong các danh mục sau:
Danh mục giảm thuế (IL)
Danh mục loại trừ tạm thời (TEL)
Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL)
Danh mục nhạy cảm (SL)
Danh mục nhạy cảm cao
Danh mục giảm thuế (IL) bao gồm những mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế quan để đến khi hoàn thành CEPT sẽ có thuế suất 0-5%. Ngay sau khi ký CEPT, mỗi nước ASEA
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 1154
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 1372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 196
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 38
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16