Mã tài liệu: 56805
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file: 119 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Trong quá trình phát triển, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, nền kinh tế Việt Nam đang dần đi lên và không ngừng vươn cao. Với bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay thì hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu để Việt Nam có thể tiến xa hơn nữa.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Công nghiệp Việt Nam nói riêng. Trong những năm qua ngành Công nghiệp đã có nhiều đóng góp vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, tuy nhiên để hội nhập kinh tế thành công thì ngành Công nghiệp Việt Nam phải vượt qua rất nhiều khó khăn phía trước, một trong số đó là năng lực cạnh tranh sản phẩm công nghiệp.
Ngành nhựa với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 30% đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của toàn ngành Công nghiệp. Từ lâu các sản phẩm từ nhựa đã gắn bó với đời sống vật chất và tinh thần của ngừơi dân Việt, từ đôi dép đến cái bát, đôi đũa ăn cơm, cũng như tủ bàn nhựa hay vật liệu xây dựng mới…Trong chiến lược phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010 đã khẳng định: “Phát triển ngành nhựa Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh”, “ phát triển sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hoá về chủng loại, mẫu mã, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng sản lượng xuất khấu, tăng nguồn thu cho ngân sách, hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới”.
Giống như các sản phẩm công nghiệp khác, sản phẩm nhựa đang phải gặp rất nhiều thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Làm thế nào để giữ vững thị trường trong nước, cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác, làm thế nào để sản phẩm nhựa Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng ra thị trường nước ngoài?… Những vấn đề đó buộc ngành nhựa Việt Nam phải không ngừng nâng cao cải thiện sản phẩm của mình, mà đặc biệt là năng lực cạnh tranh sản phẩm nhựa.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trở nên quan trọng hơn lúc nào hết. Sản phẩm công nghiệp nào có năng lực cạnh tranh thì sản phẩm đó mới tồn tại và phát triển. Sản phẩm nhựa cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh, đặc biệt với ngành nhựa- một ngành mới và năng động, tính cạnh tranh là rất lớn. Để góp phần hội nhập kinh tế quốc tế thành công, ngành nhựa phải không ngừng hơn nữa nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm.
Ngành nhựa Việt Nam thực sự đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh nên đã có chiến lược phát triển, tuy chậm những đó là cơ sở vững chắc cho sản phẩm nhựa Việt Nam bước vào con đường hội nhập.
Nội dung của đề án gồm 3 mục:
Mục I: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm công nghiệp trong quá trình hội nhập.
Mục II: Năng lực cạnh tranh sản phẩm nhựa Việt Nam hiện nay.
Mục III: Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nhựa Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 130
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 22
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 19