Mã tài liệu: 292854
Số trang: 71
Định dạng: zip
Dung lượng file: 260 Kb
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng Đông Bắc
I. Một số khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu:
1. Khái niệm:
Thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu mới được dùng ở Việt Nam trong một số năm gần đây khi quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã có những bước phát triển mới, đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua các cửa khẩu biên giới. Bên cạnh đó Việt Nam còn có biên giới với Lào và Campuchia, tuy họ là các quốc gia nhỏ, còn khó khăn về kinh tế, nhưng lại có vị trí hết sức quan trọng là nằm trong tiểu vùng sông Mêkông. Giữa các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mêkông đang có nhiều dự án xây dựng cầu, đường thúc đẩy phát triển kinh tế theo tuyến hành lang Đông-Tây trên cơ sở dòng chảy tự nhiên của sông Mêkông. Tât cả các điều kiện thuận lợi trên chỉ có thể phát huy tốt nếu có các mô hình kinh tế thích hợp, trong đó phải kể đến khu kinh tế cửa khẩu.
Để đưa ra được khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu, cần phải dựa trên cơ sở của nhiều khái niệm có liên quan. Khái niệm được đề cập đến đầu tiên là “giao lưu kinh tế qua biên giới”, từ trước đến nay khái niệm về “giao lưu kinh tế qua biên giới” thường được hiểu theo nghĩa hẹp là các hoạt động trao đổi thương mại, trao đổi hàng hoá giữa cư dân sinh sống trong khu vực biên giới, hoặc giữa các doanh nghiệp nhỏ đóng tại các địa bàn biên giới xác định, thuộc tỉnh có cửa khẩu biên giới. Thương mại qua các cửa khẩu biên giới có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: trao đổi hàng hoá qua các cặp chợ biên giới, nơi cư dân 2 bên biên giới thực hiện các hoạt động mua/bán hàng hoá trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước về tổng khối lượng hoặc tổng giá trị trao đổi. Địa điểm cho các cặp chợ này do chính quyền của cả 2 bên thỏa thuận. Hoặc là các hoạt động thương mại biên giới thực hiện dưới dạng trao đổi hàng hoá giữa hai xí nghiệp nhỏ tại địa phương với các đối tác của mình ở bên kia biên giới. Thông thường, đây là các hoạt động trao đổi hàng hoá với giá trị không lớn lắm. Trong khi đó, hiểu theo nghĩa rộng, giao lưu kinh tế qua biên giới bao gồm các dạng hoạt động trao đổi kinh tế, kĩ thuật qua các cửa khẩu biên giới, trong đó các hoạt động trao đổi thương mại là một trong những yếu tố cấu thành. Trong vòng hơn một thập kỉ vừa qua , nội dung của giao lưu kinh tế đã có những thay đổi lớn và trở thành các hoạt động hợp tác kinh tế, kĩ thuật ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn. Trong đó, các hoạt động giao lưu kinh tế không chỉ đơn thuần là việc buôn bán, trao đổi hàng hoá thông thường mà còn bao gồm cả các hoạt động hợp tác kỹ thuật, xuất và nhập khẩu dịch vụ, thực hiện các liên doanh xuyên biên giới, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của phía bên kia biên giới, buôn bán các trang thiết bị kỹ thuật, liên doanh phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch qua biên giới, v..v…
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 170
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16