Mã tài liệu: 125091
Số trang: 63
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế quốc tế
Hiện nay, WTO đang tiến hành vòng đàm phán thiên niên kỉ với mục tiêu thúc đẩy mạnh tự do thương mại trên toàn thế giới nhưng vòng đàm phán này đang bị kéo dài vì các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi phải đàm phán để mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hoá thương mại, mặt khác lại luôn đưa ra các biện pháp tinh vi hơn và các rào cản phức tạp hơn nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Sở dĩ phải có một hiệp định riêng về nông nghiệp và vòng đàm phán ị kéo dài là do tính chất nhậy cảm của lĩnh vực này đối với kinh tế, xã hội của các quốc gia.
Các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới vẫn tiếp tục khẳng định về những nỗ lực thiết lập một hệ thống thương mại về nông sản công bằng, theo hướng thị trường và đã thực hiện nhiều chính sách cải thiện về tiếp cận thị trường, giảm trợ cấp xuất khẩu và giảm các hỗ trợ trong nước gây ảnh hưởng xấu đến thương mại hàng nông sản, thực hiện thuế quan hoá các rào cản phi thuế quan và cắt giảm dần thuế quan theo lộ trình đã cam kết tại Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Tuy nhiên, nhiều biện pháp bảo hộ mới lại được áp dụng đối với hàng nông sản theo các Hiệp định có liên quan như Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, hiệp định về kiểm dịch động thực vật, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng và các quy định quản lý thương mại liên quan đến môi trường, lao động. Các nước hoặc các khối nước còn có các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật cho các mặt hàng cụ thể cũng như các quy định về thủ tục hải quan và nhiều quy định quản lý khác.
Ở nước ta, nông nghiệp và mở cửa thị trường đối với hàng nông sản cũng là một vấn đề rất nhậy cảm vì nó liên quan đến việc làm và đời sống của đại bộ phận dân cư. Một trong những vấn đề khó khăn nhất chúng ta phải tính đến là khi gia nhập WTO, thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản phải giảm xuống rất thấp và phải rỡ bỏ hàng rào bảo hộ cho nông dân trong nước. Việc thực hiện các cam kết của WTO theo hướng cắt giảm thuế, loại bỏ hàng rào phi thuế và cắt giảm các khoản trợ cấp cho nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thương mại và cung cầu một số ngành nông sản của Việt Nam, tạo cơ hội cho hàng hoá của các nước xuất khẩu nông sản thâm nhập thị trường Việt Nam với giá rẻ hơn, gây sức ép cạnh tranh với ngành hàng nội địa và có thể tác động tới các vấn đề xã hội như công ăn việc làm, nghèo đói, bất bình đẳng thu nhập. Do vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải xây dựng và hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản để bảo vệ sản xuất trong nước. Các biện pháp phi thuế quan mà phù hợp với các quy định của WTO và thông lệ quốc tế thì chúng ta vẫn được quyền sử dụng. Để nâng cao vị thế cạnh tranh của mặt hàng nông sản của Việt Nam từ đó có thể đưa hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới đem lại lợi nhuận cho người nông dân thì nước ta cần phải xem xét kỹ các vấn đề liên quan đến các biện pháp phi thuế quan. Để góp phần tìm hiểu vấn đề này em đã nghiên cứu đề tài: các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản của Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Tổng quan chung về các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản của Việt Nam theo quy định của WTO
Chương 2:Thực trạng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản của Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện các biện pháp phi thuế quan đối với một số hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16