Mã tài liệu: 87885
Số trang: 102
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,164 Kb
Chuyên mục: Kt quản lý đô thị địa chính
Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua hai quá trình chuyển đổi lớn - chuyển đổi từ nền tảng nông thôn sang nền tảng đô thị và từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường. Cả hai chiều hướng này đang hỗ trợ và củng cố cho nhau. Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc nhiều vào khả năng phát triển các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ theo cơ chế thị trường mang tính cạnh tranh. Đó chính là quá trình CNH - HĐH và chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp định hướng xã hội chủ nghĩa, về cơ bản nước ta trở thành nước CNH vào năm 2020. Trong quá trình đó, các đô thị Việt Nam đã đóng góp khoảng 70% tổng sản lượng kinh tế. Những cơ hội kinh tế ở các khu đô thị đang làm gia tăng nhanh chóng dân số đô thị, trong đó có phần đáng kể dân di cư từ nông thôn ra thành thị. Sự gia tăng dân số đô thị đó vừa tạo ra triển vọng tăng trưởng kinh tế vừa đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về cơ sở hạ tầng đô thị.
Hiện tại, Việt Nam đang ở vào một thời điểm rất quan trọng, thời điểm mà quá trình phát triển liên tục và những tiến bộ đầy ấn tượng trong vấn đề xoá đói giảm nghèo phụ thuộc vào sự phát triển ổn định lâu dài của đất nước. Cơ sở hạ tầng đầy đủ là mấu chốt quan trọng cho xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo đà phát triển kinh tế bền vững. Phát triển đất nước phụ thuộc vào quản lý hiệu quả quá trình đô thị hoá, phi tập trung hoá mạnh mẽ hơn nữa, và phụ thuộc vào việc cung cấp các khả năng tiếp cận đến các hạ tầng cơ sở cần thiết để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân đô thị.
Quá trình đô thị hoá có quan hệ biện chứng tích cực với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Đô thị hoá được quản lý tốt và được thực hiện một cách có hiệu quả sẽ là cơ sở tốt nhất và bền vững nhất tạo ra tốc độ tăng trưởng cao, thúc đẩy kinh tế xã hội tăng trưởng bền vững và ngược lại. Nếu cơ sở hạ tầng đô thị không có được quy hoạch tốt, không được đầu tư đúng mức thì tăng trưởng sẽ không bền vững, chất lượng cuộc sống không được đảm bảo, đồng thời phát triển kinh tế xã hội không được như mong muốn.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Tổng quan về cơ sở hạ tầng đô thị và nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
Chương 2: Thực trạng huy động nguồn vốn tín dụng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển cơ sở hạ tầng đô thị tại Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 208
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16