Mã tài liệu: 138896
Số trang: 94
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Nước ta là nước nông nghiệp với trên 75% dân số sống ở nông thôn, nông thôn nước ta trải rộng suốt từ các vùng cao biện giới qua các vùng cao nguyên đến đồng bằng châu thổ của các dòng sông lớn và ven biển. Nông thôn là địa bàn kinh tế xã hội quan trọng của đất nước. Công cuộc đổi mới “dân giàu nước mạnh, công nghiệp hoá, hiện đại hoá” không thể tách rời việc mở mang phát triển khu vực nông thôn rộng lớn.
Nhìn chung, đại bộ phận nông thôn nước ta còn trong tình trạng kém phát triển về kinh tế-x• hội, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển hiện tại. Điển hình là giao thông và thông tin liên lạc, giao thông và thông tin là nhân tố quan trọng hàng đầu để mở mang sản xuất, tiếp cận thị trường, tiếp thu khoa học kĩ thuật và mở mang dân trí.
Do hạn chế về giao thông và thông tin, quá trình đổi mới về kinh tế xã hội ở nông thôn nước ta diễn ra còn chậm chạp, sản xuất cơ bản còn lạc hậu và phân tán. Với trên 75% lao động trong toàn quốc là lao động nông nghiệp, có thể thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào cùng với tỉ lệ tăng dân số cao khiến nạn dư thừa lao động đang ngày càng nghiêm trọng,đặc biệt là ở vùng ĐBSH.
Tại Đại hội Đảng IX đã đề ra phương hướng “công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn” với các chính sách và chương trình thực hiện, phương hướng nhấn mạnh việc quy hoạch, xây dựng và nâng cấp mạng lưới đường Giao thông nông thôn phải được đưa lên hàng đầu.
Nói đến GTNT là đề cập tới sự phát triển đồng thời hai yếu tố: đường sá và phương tiện giao thông, mạng lưới đường GTNT là mạng đường địa phương nội vung, các tuyến đường nằm ngoài phạm vi các khu vực đô thị, ngoài các hành lang giao thông quan trọng, là đường vào các khu vực sản xuất nông nghiệp, các tuyến đường này phần lớn được thiết kế theo tiêu chuẩn thấp với lưu lượng giao thông nhỏ. Ngoài ra đường GTNT là bộ phận của kết cấu hạ tầng thiết yếu, nó cần được phát triển hài hoà với các cơ sở hạ tầng khác như thuỷ lợi, năng lượng và hệ thống thông tin liên lạc. Một mạng lưới đường như vậy sẽ đảm đương tốt mạch máu trong cơ thể nông thôn đang đổi mới, đáp ứng yêu cầu thành thị hoá nông thôn làm thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của đường GTNT đối với phát triển đất nước nói chung và vùng Đồng bằng Sông Hồng nói riêng, trong thời gian thực tập tại Vụ Kế hoạch và Đầu tư-Bộ Giao thông vận tải em đã lựa chọn đề tài: “Phương hướng và giải pháp phát triển đường Giao thông nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010”.
Kết cấu của đề tài:
ChươngI : Vai trò của đường giao thông nông thôn với phát triển vùng Đồng bằng Sông Hồng
ChươngII : Thực trạng phát triển đường giao thông nông thôn hiện nay ở vùng Đồng bằng Sông Hồng
Chương III : Phương hướng và giải pháp phát triển đường giao thông nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng đến
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 155
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 785
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16