Mã tài liệu: 124396
Số trang: 58
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã và đang diễn ra tốt đẹp. Trong công cuộc đổi mới này, vấn đề phát triển một nền Kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo là một mục tiêu hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, qua hơn 16 năm phát triển kinh tế theo đường lối này, nền kinh tế nước ta đã bước đầu thu được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ, mang dấu hiệu của một nền kinh tế thị trường . Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của chúng ta vẫn còn là một nền kinh tế thị trường ở dạng sơ khai và trước mắt còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách.
Một trong những khó khăn, bất ổn mà chúng ta cần phải nói tới đó là sự yếu kém của khu vực kinh tế Nhà nước nói chung, mà nói riêng là là hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước.
Có thể nói trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước đã thực sự bộc lộ những yếu kém của mình như: công nghệ lạc hậu, tài sản manh mún, cơ chế quản lý cứng nhắc, trình độ quản lý thấp kém, tinh thần người lao động sa sút.... Nói chung phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đều lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ, làm ăn cầm chừng.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu vực kinh tế Nhà nước như: cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, bán khoán, cho thuê, hay giải thể các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả... trong đó cổ phần hoá được coi là giải pháp hàng đầu, có khả năng mang lại lợi ích hài hoà cho Nhà nước cũng như cho nhiều bộ phận xã hội khác.
Hơn nữa, theo kinh nghiệm của một số nước phát triển, việc cổ phần hoá đã đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế - xã hội , bởi nó gắn liền trách nhiệm với lợi ích của những chủ thể kinh tế, làm cho họ cần cù hơn, năng động, sáng tạo hơn, có trách nhiệm hơn với công việc kinh doanh của mình. Từ đó hiệu quả kinh tế - xã hội được nâng cao rõ rệt.
Đứng trước xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, đòi hỏi Việt nam phải có những chuyển biến mạnh mẽ cả về kinh tế và chính trị , như vậy sẽ chủ động trong vấn đề hội nhập và quan hệ quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Kết cấu đề tài:
Phần thứ nhất: Lý luận chung về cổ phần hoá và sự cần thiết phải tiến hành cổ phần hoá ở Việt Nam
Phần thứ hai: Thực trạng cổ phần hoá- Những kết quả tích cực và những khó khăn cần tháo gỡ
Phần thứ ba: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 1787
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16