Mã tài liệu: 34401
Số trang: 35
Định dạng: docx
Dung lượng file: 487 Kb
Chuyên mục: Kinh tế phát triển
Sau hơn 20 năm đổi mới , diện mạo đất nước Việt Nam đang dần dần biến đổi. Từ một nước đói nghèo, một nước có nền nông nghiệp lạc hậu, nước ta đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên Thế giới sau Thái Lan. Nếu như trước kia, nước ta có nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp, đâu đâu cũng chỉ thấy nhưng cánh đồng bạt ngàn thì ngày nay, chúng ta tự hào vì những khu công nghiệp nối tiếp nhau “ mọc “ lên trên mảnh đất Việt Nam xinh đẹp.
Thế nhưng, nếu chỉ có thế thôi thì chưa đủ để đưa nước ta “ sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới…”. Chúng ta cần phải tìm ra con đường phù hợp nhất hòng đuổi kịp các nước phát triển. Có vậy mới mong nền kinh tế nước ta thực sự vững mạnh, dân ta thực sự “ cơm no áo ấm ”.
Không ít các nước trên thế giới đều đi lên từ việc phát triển các ngành dịch vụ - du lịch. Trong số đó phải kể tới một số nước như Thái Lan , Singapo… và một số nước tuy không có nhiều tài nguyên để phục vụ cho việc phát triển du lịch , nhưng do nhận biết được sự đóng góp to lớn của nó vào tổng thu nhập Quốc dân nên cũng tìm mọi cách để “ lấn sân ”sang lĩnh vực béo bở này. Điển hình phải kể đến là đất nước Nhật Bản .
Với điều kiện của Việt nam : khí hậu mát mẻ, trong lành. Phong cảnh hùng vĩ, nên thơ với nào núi, nào sông, nào suối , với những danh lam thắng cảnh tráng lệ, với những giá trị văn hóa, tinh thần đặc sắc… rất phù hợp cho việc phát triển du lịch , hứa hẹn sẽ là một điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế. Vì thế , trong các Nghị quyết, đường lối , chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn luôn xác định : “ du lịch phải trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế ” .
Trong nhiều năm qua, nước ta cũng đã đi theo đường lối này và gặt hái được không ít thành công xen lẫn những bài học xương máu…Và để cho ngành công nghiệp không khói của nước ta phát triển mạnh và đạt hiệu quả, thì việc trước tiên cần phải làm đó là phải nghiên cứu và quy hoạch cụ thể từng vùng du lịch . Có như vậy chúng ta mới có những chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế cho từng vùng, suy rộng ra là để củng cố .kinh tế nước Nhà vững mạnh.
Với mục đích nghiên cứu sự ảnh hưởng giữa việc phát triển du lịch và tài nguyên để thấy được mặt mạnh cũng như mặt còn thiếu sót của một vùng du lịch, địa bàn du lịch. Bằng những thông tin thu thập được qua sách , báo , đề tài mà em nghiên cứu là: “Ảnh hưởng giữa việc phát triển du lịch và nguồn tài nguyên ở SaPa” .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 186
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 16