Mã tài liệu: 127013
Số trang: 76
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế lao động
Trong quá tình phát triển giáo dục, Đảng, Nhà nước ta luôn luôn có những chính sách ưu tiên sự nghiệp giáo dục-đào tạo và quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ nhà giáo,cán bộ quản lý giáo dục. Nghị quyết Hội nghị giáo dục lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương khoá VIII tháng 12 năm 1996 đã khẳng định: “Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục - đào tạo, đặc biệt là những chính sách đầu tư và chính sách tiền lương ;,” Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính, sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng do chính phủ quy định!
Tiền lương và chính sách tiền lương là mối quan tâm hàng đầu của mọi cán bộ, công chức nói chung trong đó có cán bộ, công chức ngành giáo dục và đào tạo nói riêng. Sự quan tâm này được thể hiện tập trung ở 2 vấn đề :
Thứ nhất: Tiền lương có đáp ứng được nhu cầu cần thiết để duy trì tái sản xuất sức lao động và cải thiện đời sống của cán bộ công chức hay không?
Thứ hai: Mối quan hệ trong và ngoài hệ thống tiền lương ra sao? Thể hiện quan hệ trong phân phối có bình đẳng và trả công có phù hợp với năng lực, đóng góp của cán bộ, công chức hay không?
Thời gian qua Đảng và Chính phủ đã dành rất nhiều sự quan tâm đối với ngành giáo dục và đào tạo trong bối cảnh nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn. Quyết định số: 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập (từ 25 đến 50% lương cơ bản và chức vụ) đã nâng mức thu nhập đáng kể và cải thiện một phần mức sống của cán bộ công chức giảng dạy, nhất là giáo viên tiểu học và mầm non. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính tình thế, chưa đi sâu vào nghiên cứu và giải quyết những bất hợp lý trong quan hệ phân phối và trả công trong ngành giáo dục và đào tạo. Sự bất hợp lý đó được thể hiện tập trung ở hệ thống thang, bảng lương, hệ thống phụ cấp và công tác chuyển ngạch, nâng ngạch... Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu để nâng mức tiền lương tối thiểu, nâng bội số lương cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức ngành giáo dục và đào tạo nói riêng; thì việc xác định mối tương quan tiền lương hợp lý trong và ngoài ngành giáo dục và đào tạo là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong khuôn khổ của đề tài này chỉ tập trung chủ yếu vào việc xây dựng và thiết kế lại chế độ tiền lương và phụ cấp cho giáo viên và cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tiền lương
Chương 2: Thực trạng chế độ tiền lương và phụ cấp của ngành giáo dục và đào tạo ở nước ta
Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chế độ tiền lương và phụ cấp của ngành giáo dục và đào tạo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 200
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 555
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 725
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 8929
⬇ Lượt tải: 72