Mã tài liệu: 242156
Số trang: 28
Định dạng: doc
Dung lượng file: 171 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
Lời nói đầu
Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX trở lại đây, trên thế giới xuất hiện một xu thế phát triển mới là: các nước chuyển dần từ thế đối đầu sang đối thoại và hợp tác với mục đích cả hai bên cùng có lợi.
Do vậy, các chuyến viếng thăm của những nhà lãnh đạo cấp cao của các nước ngày càng thường xuyên, phổ biến hơnvà đi kèm theo đó là những hiệp định, hiệp ước về kinh tế được kí kết giữa hai bên để giành cho nhau những ưu đãi trong vấn đề hợp tác kinh doanh, đặc biệt là vấn đề xuất nhập khẩu.
Có thể nói, xuất nhập khẩu là hoạt động chủ yếu và mấu chốt nhất trong quan hệ hợp tác giữa các nước, kể cả trong lĩnh vực đầu tư, gia công, liên doanh, liên kết . Do đó, để tăng cường hợp tác, các nước không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu mà hướng chính là:
+ Các nước công nghiệp phát triển đẩy mạnh xuất khẩu máy móc thiết bị công nghệ cao, hàng tiêu dùng cao cấp( may mặc, mỹ phẩm, đồ nội thất .) và nhập khẩu các sản phẩm thế mạnh của các nước đang phát triển.
+ Các nước đang phát triển tăng cường xuất khẩu hàng nông sản, thuỷ sản,nguyên nhiên vật liệu . và nhập khẩu máy móc thiết bị từ các nước công nghiệp phát triển
Trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác gặp vô vàn khó khăn trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Nhưng do xác định được tầm quan trọng của thương mại quốc tế và xác định đây là hoạt động cơ bản để thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển, Chính Phủ đã tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại diễn ra thuận lợi. Hàng năm, hoạt động thương mại quốc tế mà đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu hàng năm đã giúp giải quyết vấn đề công nghệ và trình độ kĩ thuật tạo việc làm cho nhiều lao động, đáp ứng nhiều nhu cầu trong nước góp phần vào chuyển dịch cơ cấu các ngành trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Trong những năm gần đây, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, việc mở rộng ngành công nghiệp viễn thông trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Do trình độ của Việt Nam trong lĩnh vực thiết bị viễn thông còn thấp nên chúng ta vẫn cần nhập khẩu số lượng lớn các thiết bị viễn thông từ nước ngoài. Việc nhập khẩu sẽ giúp mở rộng thị trường viễn thông trong nước, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, qua đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự giác nâng cao trình độ đội ngũ kĩ thuật viên của mình để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Ngoài ra, nhập khẩu thiết bị của nước ngoài để cung cấp cho thị trường trong nước, sẽ giúp cho khách hàng trong nước có nhiều quyền lựa chọn hơn, qua đó nâng cao chất lượng sống của người dân
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 49
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16