Mã tài liệu: 263678
Số trang: 57
Định dạng: zip
Dung lượng file: 271 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đối ngoại
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Các quốc gia trên thế giới phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ kinh tế, không có quốc gia nào phát triển mà không mở rộng mối quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc biệt là ngoại thương. Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá càng thể hiện một cách rõ nét chẳng hạn như sự lớn mạnh của các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới: WTO, EU, ASEAN, APEC ... Thêm vào đó, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới diễn ra hết sức sôi động và phát triển như vũ bão . Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Chính vì vậy, ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển đi lên cửa mỗi quốc gia.
Hoà nhập với xu thế trên, trong công cuộc phát triển kinh tế ,xây dựng đất nước, đặc biệt là sau khi tiến hành đổi mới kinh tế xã hội, Đảng và Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc định ra một chiến lược phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt coi trọng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, là một yêu cầu thực sự cấp bách đối với Việt Nam hiện nay. Chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu của Việt Nam phải hướng vào không ngừng mở rộng phân công và hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, khai thác tối đa và có hiệu quả lợi thế so sánh của đất nước để phát triển kinh tế thông qua con đường xuất khẩu.
Để thực hiện chiến lược trên, trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới, các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Việc gia nhập ASEAN (07/1995) đánh dấu một bước khởi đầu cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập với các tổ chức kinh tế trên thế giới. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã cam kết thực hiện CEPT/AFTA. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đặt cho Việt Nam những cơ hội và thách thức mới đối với hoạt động ngoại thương. Những cơ hội và thách thức này đỏi hỏi trong tiến trình thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, Việt Nam cần đặt ra cho mình các chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sao cho phát huy được những mặt lợi thế và khắc phục những mặt hạn chế.
Xuất phát từ thực tế khách quan trên và dưới sự tận tình hướng dẫn của giáo viên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA” cho luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn từ sự phân tích thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA, sẽ là cơ sở đánh giá các mặt ưu nhược điểm trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.Từ đó đề ra một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đối với Việt Nam trước thềm thế kỷ mới.
Kết cấu luận văn trừ phần mở đầu và kết luận được chia làm ba chương chính:
Chương 1: Xuất khẩu với xu thế hội nhập AFTA.
Chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu trong quá trình hội nhập AFTA.
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trong quá trình hội
nhập AFTA.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16