Mã tài liệu: 59981
Số trang: 96
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,013 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Trong vòng 20 năm trở lại đây hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) ngày càng có vị trí quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngày nay các quốc gia đều nhận thức được những lợi ích to lớn mà FDI đem lại cho nước chủ nhà. Bên cạnh việc cung cấp một nguồn tài chính lâu dài, FDI còn tạo điều kiện cho việc chuyển giao nguồn tài sản phi vật chất như công nghệ, tay nghề và bí quyết quản lý, do đó góp phần đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển. FDI cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp trong nước.
Theo cách định nghĩa và phân loại trong Tài liệu hướng dẫn về Cán cân Thanh toán của của quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Đầu tư nước ngoài của tư nhân được chia làm 3 loại: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và phương thức đầu tư khác.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó, một thực thể của một nền kinh tế có mối liên hệ lâu dài với một doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác.[1] Cụm từ "mối liên hệ lâu dài" ở đây được hiểu là mối quan hệ tồn tại trong một thời gian dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp cũng như mức độ ảnh hưởng đáng kể của nhà đầu tư đối với công việc điều hành doanh nghiệp.
Cách định nghĩa của OECD lại đưa ra một mức chuẩn về tỉ lệ góp vốn: một doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một doanh nghiệp liên doanh hoặc không liên doanh trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu tối thiểu là 10% cổ phần phổ thông hoặc 15% quyền biểu quyết.[2] Điểm mấu chốt trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều sử dụng ngưỡng 10% để xây dựng định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi vậy các số liệu thống kê lượng vốn FDI của các tổ chức khác nhau có thể không giống nhau.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm 3 phần
Vốn cổ phần, bao gồm cả vốn điều lệ của chi nhánh và các khoản góp vốn khác.
Lợi nhuận tái đầu tư dưới dạng cổ phần hoặc chuyển nợ liên công ty.
Các khoản vốn tương ứng với các khoản chuyển nợ liên công ty.
Có 2 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư mới - Greenfield Investment (thành lập mới doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài)
Mua lại và sáp nhập -Merger & Acquisition (mua lại và sáp nhập một doanh nghiệp hiện có hoặc mua cổ phiếu của các công ty cổ phần hoặc đã được cổ phần hoá)
Ở nhiều quốc gia, mua lại và sáp nhập là một hình thức quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức này chưa phổ biến ở Việt Nam do những quy định hạn chế cổ phần nước ngoài trong doanh nghiệp nội địa. Cùng với những chính sách cải cách đầu tư đang trong giai đoạn bắt đầu được thực thi, mua lại và sáp nhập có thể trở thành hình thức quan trọng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam những năm tới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 626
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 126
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 16