Mã tài liệu: 216512
Số trang: 65
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 630 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
LỜI NÓI ĐẦU
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ: “Các vấn đề xã hội đều phải giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội”.
Giáo dục là những nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, gắn liền với đời sống xã hội, chỉ có sự tham gia của toàn xã hội mới đảm bảo cho lĩnh vực giáo dục phát triển. Do đó, việc thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm huy động nhiều nguồn lực từ các lực lượng xã hội theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển sự nghiệp giáo dục là tất yếu khách quan và cũng là thực hiện quan điểm chiến lược về các vấn đề xã hội theo đường lối của Đảng và Nhà nước.
Những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 và Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, tỉnh Hà Tây đã có nhiều chủ trương, chính sách để hoạt động giáo dục từng bước thực hiện xã hội hóa, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển về chất lượng, qui mô và cơ sở vật chất, bước đầu đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân.
Tuy nhiên, trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, lĩnh vực trên còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cả về nhận thức và chính sách thực hiện. Chất lượng giáo dục đào tạo toàn diện cho học sinh chưa cao, hiệu quả hoạt động giáo dục đào tạo còn thấp. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình trên là do việc đầu tư kinh phí để phát triển sự nghiệp giáo dục còn thấp.
Xuất phát từ thực tế trên nên em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Những giải pháp thúc đẩy xã hội hoá đầu tư cho giáo dục phổ thông tại tỉnh Hà Tây”.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
+ Chương I: Sự cần thiết xã hội hoá đầu tư cho giáo dục
+ Chương II: Hiện trạng xã hội hoá đầu tư cho giáo dục phổ thông tại tỉnh Hà Tây
+ Chương III: Giải pháp thúc đẩy xã hội hoá đầu tư cho giáo dục phổ thông tại tỉnh Hà Tây
Đây là một bản chuyên đề có tính khoa học cao và logic, do khả năng và trình độ có hạn nên bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự bổ sung, góp ý của thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16