Mã tài liệu: 286442
Số trang: 44
Định dạng: zip
Dung lượng file: 667 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
I. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của Khu công nghiệp
1. Khái niệm về Khu công nghiệp
Khu công nghiệp (KCN) là một lãnh địa được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung ứng các thiết bị kỹ thuật cần thiết, cơ sở hạ tầng, phương tiện công cộng phù hợp với sự phát triển của một liên hiệp các ngành công nghiệp nhằm đạt hiệu quả trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh.
Ở Việt Nam, theo Điều 2 trong “Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, khu công nghệ cao” được Chính phủ ban hành năm 1997 có quy định: “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có Khu chế xuất (KCX)”.
2. Đặc trưng cơ bản của Khu công nghiệp
KCN là một tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý. KCN có những đặc điểm chính sau đây:
Thứ nhất, KCN có vị trí xác định, là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Thứ hai, trong KCN thường có những chính sách kinh tế, chính sách ưu đãi đặc thù (thông thường mỗi KCN có thể có các chính sách khuyến khích khác nhau). Tuy nhiên, các chính sách đó phải phù hợp với khuôn khổ chung của cả nước. Nhằm thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn cho phép các đầu tư sử dụng những phạm vi đất đai nhất định đã có trong khu quy hoạch để thành lập các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ với những ưu đãi về thủ tục xin cấp phép và thuế đất (giảm hoặc miễn thuế),…
Thứ ba, nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu thu hút từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thông thường Chính phủ thường bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng như: san lấp mặt bằng, làm đường giao thông,…Tuy nhiên, có một số KCN ở Việt Nam thì kinh phí san lấp mặt bằng, xây dựng đường giao thông, hệ thống điện,… cũng kêu gọi các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước.
Thứ tư, sản phẩm của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN thường là các sản phẩm có chất lượng cao, đối tượng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu trong nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 787
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16