Mã tài liệu: 36273
Số trang: 100
Định dạng: docx
Dung lượng file: 358 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Như chúng ta đã biết, Tây Bắc là một vùng miền núi với diện tích tự nhiên là 3. 610. 140 ha (chiếm 10,9% so với diện tích cả nước) với số dân khoảng 2052 nghìn người, bao gồm hầu hết các dân tộc có mặt ở Việt Nam. Ngoài vị trí cực kì quan trọng về an ninh, quốc phòng. Tây Bắc còn là nơi chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về mặt kinh tế cùng với việc phát triển nghề rừng và công nghiệp chế biến Lâm sản, các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và nhiều loại cây dược liệu qúy hiếm. Đây cũng là nơi rất thích hợp cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn. Hơn nữa, đại bộ phận khoáng sản ở nước ta cũng như các nguồn năng lượng chính đều nằm ở Tây Bắc.
Với nguồn tài nguyên phong phú như vậy, lẽ ra kinh tế - xã hội của vùng Tây Bắc phải có sự phát triển nhanh. Song đáng tiếc cho đến nay Tây Bắc vẫn là nơi lạc hậu nhất đất nước về mọi mặt.
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho vùngTâyBắc phát triển chậm, nhưng có lẽ nguyên nhân cơ bản có tính quyết định chính là sự đầu tư của chúng ta cho miền núi nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng trong những năm qua chưa thật hợp lý.
Việc đầu tư cho vùng Tây Bắc trong những năm qua tuy chưa thật thỏa đáng song cũng không phải là ít. Nhưng do phương thức đầu tư không thật phù hợp, lĩnh vực đầu tư chưa đúng, tình hình quản lý và sử dụng vốn đầu tư không tốt nên chưa tạo được cho Tây Bắc một môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển. Vì thế khoảng cách giữa vùng Tây Bắc với các vùng khác trong cả nước ngày càng xa.
Từ thực trạng này, kết hợp với những kiến thức đã được học trong nhà trường và trải qua thời gian thực tập tại Uỷ ban dân tộc và Miền núi em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở vùng tây bắc”
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đồng thời đánh giá khái quát thực trạng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây bắc trong những năm qua. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc trong những năm tới.
Kết cấu của bài viết bao gồm ba chương
Chương I : Cơ sở lý luận chung về đầu tư phát triển
Chương II : Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc trong những năm qua.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc trong những năm tới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 787
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16