Mã tài liệu: 124332
Số trang: 67
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Đối với tất cả các nước trên thế giới đang tiến hành CNH-HĐH, huy động vốn luôn là một trong những vấn đề cốt yếu có vai trò cực kì quan trọng. Huy động vốn cho đầu tư là lời giải cho bài toán tăng trưởng. Trong bất kì mô thức tăng trưởng nào vốn đầu tư vẫn là một trong những đầu vào then chốt bên cạnh lao động, đất đai và công nghệ. Việt Nam cũng là một trong các nước đó.
Mặc dù tăng trưởng vẫn xuất phát từ nội lực nhưng các nguồn tài chính nước ngoài cũng đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng ở các nước đang phát triển trong thời kì đầu cất cánh. Nhận thức rõ điều đó, Đảng ta trong quá trình CNH-HĐH luôn có chủ trương: Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững. Để tăng trưởng nhanh và bền vững sớm đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển đòi hỏi tổng vốn đầu tư của toàn xã hội trong thời kì kế hoạch 5 năm (2006-2010) phải đạt được trên 2.200.000 tỷ đồng ( tương đương 139,4 tỉ đô la theo giá hiện hành ) bằng khoảng 40% GDP. Đó là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn, phức tạp. Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ trên đòi hỏi phải có những giải pháp thu hút vốn cả trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư trên thế giới cũng như trong nước đều đứng trước việc quyết định là nên đầu tư ở đâu cho đồng vốn của họ sinh lời, cho dù đó là vốn ODA hay là FDI hay là các nguồn vốn nước ngoài màng tính thương mại khác. Kinh nghiệm thu hút các nguồn tài chính nước ngoài chỉ ra rằng: Quyết định của các nhà đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào môi trường đầu tư tại các quốc gia mà họ hướng đến. Điều đó có nghĩa là họ sẽ đặt lên bàn hội nghị những thông tin về môi trường đầu tư giữa các nước khác nhau, sau đó lựa chọn một môi trường đầu tư của một nước có tính cạnh tranh nhất. Vì vậy, các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, nơi thường xuyên nói quá nhiều về “ giải pháp “ thì giải pháp của mọi giải pháp trong việc thu hút tài chính vẫn là nỗ lực tạo môi trường đầu tư cạnh tranh nhằm tạo ra một nền kinh tế cạnh tranh trong việc thu hút các nguồn lực quyết định tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Để thực hiện được kế hoạch 5 năm (2006-2010) và phát triển kinh tế bền vững thì cần thiết phải nghiên cứu về môi trường đầu tư của Việt Nam, thực trạng của nó
Kết cấu đề tài:
Phần I : Lý luận chung về môi trường đầu tư , phần này giúp tìm hiểu một cách khái quát nhất về môi trường đầu tư
Phần II : Thực trạng môi trường đầu tư ở Việt Nam, phần này giúp đánh giá một cách chung nhất tình hình đầu tư ở Việt Nam, những thành tựu đã đạt được và những bất cập của môi trường đầu tư ở Việt Nam
Phần III : Giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam , phần này đề ra những giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam để tạo ra một môi trường đầu tư tốt hơn cho tất cả mọi người
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 234
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 228
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16