Mã tài liệu: 216854
Số trang: 65
Định dạng: doc
Dung lượng file: 408 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
I- Những vấn đề cơ bản về đầu tư, đầu tư phát triển
1. Khái niệm:
* Đầu tư: Được hiểu là sự phối hợp hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Những kết quả này không chỉ 1 người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng.
Đầu tư cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Như theo cách hiểu thiên về tài chính thì đầu tư là 1 chuỗi hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về 1 chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời. Còn theo cách hiểu thiên về tiêu dùng thì đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu về 1 mức tiêu dùng cao hơn trong tương lai.
* Đầu tư phát triển: Là bộ phận cơ bản của đầu tư,là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất và tài sản trí tuệ,gia tăng năng lực sản suất,tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
2. Đặc điểm và vai trò của đầu tư phát triển:
a, Đặc điểm:
- Quy mô tiền vốn ,vật tư,lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Vốn lớn ở đây được hiểu là so với năng lực tài chính của chủ đầu tư và so với yêu cầu của dự án.
- Thời kỳ đầu tư thường kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đầu tư đến khi hoàn thành và đưa vào hoạt động. Người ta thường phân kỳ đầu tư trong từng giai đoạn thì đầu tư những phần khác nhau.
- Thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư kéo dài : Là thời kỳ từ lúc công trình hoàn thành cho đến lúc công trình không sử dụng được nữa.
- Qúa trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên,kinh tế, xã hội.
- Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Lúc ít cung thì giá cao nhưng khi cung đã nhiều lên thì giá thành sẽ giảm xuống. Sau thời gian dài đầu tư thì doanh thu sẽ giảm so với trước . Khi đó lợi nhuận sẽ giảm và sẽ dẫn đến rủi ro.
b, Vai trò:
+ Đối với nền kinh tế:
- Tác động đến tổng cầu của nền kinh tế:
Để tạo ra sản phẩm cho xã hội trước hết cần phải đầu tư. Đầu tư là 1 yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế.Theo số liệu của ngân hàng thế giới thì đầu tư chiếm từ 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu thì đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu (AD) tăng nếu các yếu tố khác không đổi.Phương trình tổng cầu:
AD=C+ I+ G +X - M
- Tác động đến tổng cung của nền kinh tế:
Tổng cung của nền kinh tế bao gồm 2 nguồn chính là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu cung trong nước là 1 hàm các yếu tố sản xuất :vốn, lao động, công nghệ thể hiện qua phương trình sau:
Q=F(K,L,T,R )
Như vậy tăng quy mô của vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế nếu các yếu tố khác không đổi.Mặ khac tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ Do đó đầu tư gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. Xét theo trình tự thời gian sau giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn vận hành kết quả đầu tư.Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dung, các năng lực mới đi vào hoạt động và làm cho tổng cung đặc biệt tổng cung dài hạn tăng.
- Tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng . Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư ,tăng năng suất nhân tố tổng hợp ,tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá ,nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế do đó nâng cao chất lượng của nền kinh tế. Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thẻ hiện ở công thức tính hệ số ICOR.
- Tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô,tốc độ giữa các ngành, vùng. Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm cơ cấu ngành lãnh thổ, theo thành phần kinh tế.
+ Đối với doanh nghiệp:
- Tác động đến việc phân bổ vốn đầu tư của các doanh nghiệp:
Nguồn vốn của các doanh nghiệp bao gồm 2 nguồn chính : Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên trong hình thành từ phần tích luỹ từ nội bộ doanh nghiệp ( vốn góp ban đầu, thu nhập giữ lại ) và phần khấu hao hàng năm.Nguồn vốn này co ưu điểm là đảm bảo tính độc lập chủ động không phụ thuộc vào chủ nợ, hạn chế rủi ro về tín dụng. Nguồn vốn bên ngoài hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra công chúng thông qua 2 hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài chính ( ngân hàng thương mại , các tổ chức tín dụng ) hoặc tài trợ trực tiếp (qua thị trường vốn: thị trường chứng khoán,hoạt động tín dụng thu mua )
- Tác động đến khoa học công nghệ:
Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học công nghệ của 1 doanh nghiệp và 1 quốc gia.Công nghệ bao gôm các yếu tố cơ bản : phần cứng ( máy móc thiết bị ), phần mềm ( các văn bản tài liệu các bí quyết ),yếu tố con người, yếu tố tổ chức Muốn có công nghệ phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành.
3. Phân loại đầu tư phát triển
+ Theo bản chất của đối tượng đầu tư: Đầu tư cho các đối tượng vật chất (Đầu tư tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng ,máy móc thiết bị ) và đầu tư cho các đối tượng phi vật chất (đầu tư tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế )
+ Theo phân cấp quản lý: Đầu tư phát triển được chia thành đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia,dự án nhom A,B,C
+ Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
+ Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành.
+ Theo thời gian hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội: Đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất.
+ Theo thời gian thực hiện và phat huy tác dụng của các kết quả đầu tư: Đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn.
+ Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
+ Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia: Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước và đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài .
+ Theo vùng lãnh thổ: Đầu tư phát triển của các vùng lãnh thổ, các vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư phát triển khu vực thành thị và nông thôn
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư
Hiệu quả đầu tư là lợi nhuận mà một doanh nghiệp đạt được do 1 dự án đầu tư mang lại. Lợi nhuận đó chính là số tiền mà doanh nghiệp đó nhận được lớn hơn số tiền mà họ đã bỏ ra. Hiệu quả đầu tư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau trong đó có 3 yếu tố cơ bản là thu nhập,chi phí đầu tư sản xuất và môi trường đầu tư.
Thu nhập phản ánh được lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đó bán được cũng như lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về.Khi thu nhập tăng nhu cầu về đơì sống của người dân tăng lên,khi đó làm cho hiệu quả của đầu tư tăng lên tương ứng. Và ngược lại nếu sản phẩm của doanh nghiệp mà không bán được doanh thu bán hàng không cao thì chứng tỏ đầu tư không hiệu quả.
Chi phí đầu tư sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để tiến hành sản xuất trong 1 chu kì kinh doanh. Chi phí đầu tư sản xuất phụ thuộc vào 2 yếu tố quan trọng là lãi suất và thuế. Một dự án đầu tư muốn đầu tư được thì phải có vốn để đầu tư. Vốn đầu tư. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Lãi suất chính là cầu nối giữa cung và cầu về vốn đầu tư. Vấn đề quan trọng nhất của 1 dự án đầu tư là khả năng huy động vốn. Nếu vốn đầu tư lớn nhưng lãi suất mà quá cao thì việc huy động vốn cũng sẽ khó mà thực hiện được vì thế mà hiệu quả đầu tư sẽ không cao. Ngoài lãi suất thì thuế cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đàu tư. Chính sách thuế có khuyến khích được các nhà đầu tư hay không ,có mang lại được hiệu quả đầu tư hay không là vấn đề mà đang được nhiều nước quan tâm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 381
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 191
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 248
⬇ Lượt tải: 16