Mã tài liệu: 147948
Số trang: 29
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Theo kinh tế chính trị học Mác-Lênin thì xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài ( đầu tư tư bản ra nước ngoài ) nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản. Lênin cũng khẳng định : xuất khẩu tư bản khác với xuất khẩu hành hoá và là quá trình ăn bám bình phương.
Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, do quá trình tích tụ và tập trung tư bản tăng lên mạnh mẽ, các nước công nghiệp phát triển lúc bấy giờ đã tích luỹ được những khoản đầu tư khổng lồ. Đó là tiền đề quan trọng đầu tiên cho việc xuất khẩu tư bản. Như vậy, tiền đề của việc xuất khẩu tư bản là “ tư bản thừa ” xuất hiện trong các nước tiên tiến. Nhưng xét về thực chất, xuất khẩu tư bản là một hiện tượng kinh tế mang tính chất tất yếu khách quan, khi mà quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội, đến độ đã vượt ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của một quốc gia, hình thành nên quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế. Thông thường khi nền kinh tế ở các nước công nghiệp đã phát triển, việc đầu tư ở trong nước không còn mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà tư bản, vì lợi thế so sánh ở trong nước không còn nữa. Để tăng thêm lợi nhuận, các nhà tư bản ở các nước tiên tiến đã thực hiện đầu tư ra nước ngoài, thường là vào các nước lạc hậu hơn, vì ở đó do các yếu tố đầu vào của sản xuất còn rẻ hơn nên lợi nhuận thu được thường cao hơn. Chẳng hạn, vào đầu thế kỉ XX, lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư ra nước ngoài ước tính khoảng 5% trong một năm, cao hơn đầu tư ở trong các nước tiên tiến. Sở dĩ như vậy là vì ở các nước lạc hậu, tư bản vẫn còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ và nguyên liệu rẻ. Mặt khác, các công ty tư bản lớn đang cần nguồn nguyên liệu và các tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo cung cấp ổn định và đáng tin cậy cho việc sản xuất của họ. Điều này vừa tạo điều kiện cho các công ty lớn thu được lợi nhuận cao, vừa giúp họ giữ được vị trí độc quyền.
Kết cấu của đề tài :
Chương I:Lý luận chung về xuất khẩu tư bản và đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương II:Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt nam trong giai đoạn hiện nay
Chương III:Giải pháp về vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt nam trong giai đoạn hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 211
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16