Mã tài liệu: 449
Số trang: 80
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài.
Cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang thực hiện năm kế hoạch 2010 và từng bước hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Với vị thế Thủ đô của cả nước, Hà Nội luôn không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt ở mức cao, trung bình 11,5%/năm , đời sống dân cư được cải thiện; cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển đổi tích cực theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Đóng góp trong thành công chung này của Hà Nội có một phần đóng góp không nhỏ của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Cũng trong năm kế hoạch này, cùng với mục tiêu hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngày 29/5/2008 Quốc hội khoá XII đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, theo đó từ ngày 01/8/2008, Thủ đô Hà Nội mở rộng được hợp nhất từ Thành phố Hà Nội cũ, tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 04 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Quy hoạch vùng Thủ đô mới cũng vừa được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 05/05/2008, Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được báo cáo Chính phủ đầu tháng 3-2010 và trình Quốc hội vào tháng 5-2010.
Việc mở rộng địa giới đã tạo ra thế và lực mới cho thủ đô; với điều kiện tự nhiên phong phú hơn, các nguồn lực cho phát triển dồi dào hơn sẽ tạo cho Hà Nội cơ hội lớn để xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, sinh thái và văn hiến; góp phần cải thiện môi trường đầu tư Thủ đô, đưa Hà Nội trở thành một trong những khu vực hấp dẫn các nhà đầu tư bậc nhất tại Việt Nam. Không những thế, việc mở rộng thủ đô còn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình hội nhập và thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế của cả nước.
Tuy nhiên, trong thời kỳ kế hoạch này, Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới , việc thực hiện kế hoạch gặp nhiều trở ngại trong vấn đề thu hút vốn nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong năm kế hoạch 2009, với khó khăn chung của cả thế giới số dự án đăng kí vào Hà Nội đã bị giảm sút, đồng thời lượng vốn thực hiện cũng giảm mạnh gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiều công trình. Bên cạnh đó, việc sử dụng chưa thật sự hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn này của Việt Nam cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tác động của nguồn vốn FDI tới phát triển kinh tế xã hội Thủ đô.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 168
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 238
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 134
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 17