Mã tài liệu: 238475
Số trang: 28
Định dạng: doc
Dung lượng file: 241 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Chủ đề:
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
Lời mở đầu
Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới. Đó không chỉ là đặc quyền của các nước có nền kinh tế phát triển mà ngay cả đối với các nước có nền kinh tế đang và kém phát triển thì dòng đầu tư ra cũng đã phát triển một cách mạnh mẽ. Sự tham gia của các nước đang phát triển làm phong phú, đa dang thêm môi trường hoạt động đầu tư quốc tế. Việt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó, trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển, không chỉ đầu tư sang các nước đang và kém phát triển như Lào, Campuchia, Malaysia, Mozambique mà còn đầu tư sang các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp doanh nghiệp khai thác được những lợi thế cạnh tranh cũng như có thể vượt qua các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư để có thể mở rộng thị trường sản xuất, tạo điều kiện thu được nhiều hiệu quả hơn từ hoạt động sản xuất kinh doạnh
Trong phạm vi đề tài môn học này, em xin tìm hiểu tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua, cũng như chỉ ra những giải pháp để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang lại tối đa lợi ích cho doanh nghiệp cũng như cho Việt Nam.
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI (ĐTTTRNN)
1. Khái niệm đầu tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN)
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hoá và phân công lao động quốc tế.
Theo hiệp hội luật quốc tế (1966) : “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của chủ đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ”.
Cũng có quan điểm cho rằng “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhưng không phải để mua hàng hoá tiêu dùng của nước này mà dùng để chi phí cho các hoạt động có tính chất kinh tế xã hội”.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam là việc các doanh nghiệp Việt Nam đưa vốn ra nước ngoài để trực tiếp đầu tư quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh với mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoặc dịch vụ và thu được lợi nhuận cao hơn so với trong nước.
2. Sự cần thiết của hoạt động ĐTTTRNN
2.1 Tính tất yếu của ĐTTTRNN của các nước đang phát trển
- Như chúng ta đã biết đầu tư ra nước ngoài cần có rất nhiều điều kiện, từ phía bản thân doanh nghiệp như vấn đề tài chính có đủ mạnh để đầu tư ra không, công nghệ, thiết bị, trình độ chuyên môn, quản lý, tay nghề của người lao động có đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh tại một thị trường mới không, cũng như giá thành, chất lượng sản phẩm có đáp ứng được thị hiếu của khách hàng hay không, có đủ sức cạnh tranh với những sản phẩm tuơng tự và những sản hẩm có tính chất thay thế hay không Rồi cơ chế chính sách của Nhà nước có khuyến khích, hỗ trợ hoạt động đầu tư ra nước ngoài hay không nước nhận đầu tư có tạo điều kiện cho hoật động đầu tư của doanh nghiệp hay không? Các quốc gia đang phát triển xuất phát điểm thấp, tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình đã có nhiều sự chuyển biến đáng kể, kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, những điều kiện cho việc triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp tại nước ngoài đã có, và do đó đầu tư ra nước ngoài là xu hướng tất yếu mà các nước đang phát triển đang hướng tới.
- Sự phát triển của các quốc gia không đồng đều. Mỗi quốc gia có lợi thế riêng, điểm mạnh riêng mang tính đặc trưng kể cả các quốc gia phát triển hay các quốc gia đang phát triển khác.
Mặc dầu không có được những lợi thế về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật như các nước phát triển, tuy nhiên các nước đang phát triển vẫn có những lợi thế riêng, điểm mạnh riêng, mang tính đặc trưng cần được khai thác. Bên cạnh đó, gần đây các quốc gia đang phát triển đã có những điều kiện cần thiết để học hỏi các quốc gia phát triển trong lĩnh vực đầu tư, từ đó thực hiện đầu tư sang các nước kém phát triển hơn, đồng thời cũng có đủ điều kiện để khai thác thế mạnh của mình ở các quốc gia khác, thậm chí là cả ở quốc phát triển hàng đầu thế giới. Trên nền tảng những thế mạnh sẵn có của mình, có thể nói thế mạnh cơ bản mà các quốc gia phát triển có là vốn đầu tư lớn, cũng như trình độ KHCN hiện đại, phát triển ở mức cao, còn điểm mạnh mà các quốc gia đang phát triển có thể phát huy ở các quốc gia phát triển là môi trường kinh doanh của các nước này rộng lớn, khiến cho nhiều lĩnh vực đầu tư còn bị bỏ ngỏ, hoặc chi phí để thực hiện một số lĩnh vực đầu tư đối với họ còn tương đối cao so với các quốc gia đang phát triển khi các quốc gia này trực tiếp thực hiện chúng.
2.2 Lợi ích từ ĐTTTRNN của các nước đang phát triển
- Giúp các DN san sẻ rủi ro trong đầu tư và kinh doanh. Khi thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội mới để sản xuất kinh doanh, đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó nhà đầu tư có thể san sẻ rủi ro cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Giúp các DN vượt qua hàng rào bảo hộ thương mại của các nước nhận đầu tư do đó tiếp cận với thị trường 1 cách ngắn nhất và mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, hoặc dịch vụ. Như chúng ta đã biết, các chính sách xuất - nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thông thường để bảo vệ thị trường sản xuất trong nước, nhà nước sẽ hạn chế nhập khẩu để hang trong nước giảm phải cạnh tranh với hàng nước ngoài. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập hiện nay thì hàng rào bảo hộ thương mại sẽ dần dần được dỡ bỏ, sẽ có sự bình đẳng cạnh tranh giữa hàng ngoại nhập và hàng trong nước. Nhưng các nước ngày càng sử dụng nhiều biện pháp tinh vi hơn để đối phó với sự xâm nhập của hàng ngoại nhập bằng các biện pháp như: đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật cho hàng ngoại nhập như kích thước sản phẩm , khối lượng sản phẩm phải đạt bao nhiêu, sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường hay không, ngoài ra còn đặt ra các điều luật quy định có lợi cho hàng hoá trong nước như thuế chống bán phá giá . Do đó con đường xuất khẩu hàng hoá của các nước khác sẽ ngày càng khó khăn. Trong điều kiện đó thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như là gải pháp tối ưu được các nhà đầu tư lựa chọn, không chỉ vượt qua được hàng rào bảo hộ của nước đó, tiếp cận thị trường một cách trực tiếp, mà còn được hưởng những điều kiện ưu đãi trong sản xuất kinh doanh của nước nhận đầu tư giành cho các nhà đầu tư. Nên sẽ có nhiều cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, làm tăng thị phần, và tăng doanh thu, do đó có được lợi nhuận cao hơn.
3. Các hình thức ĐTTTRNN của các DN ở các nước đang phát triể
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 35
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 39
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 17