Mã tài liệu: 216753
Số trang: 58
Định dạng: doc
Dung lượng file: 597 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới hiện nay đang ở trong thời kỳ có những chuyển biến mới mẻ, mau lẹ, đột biến cả về kinh tế, chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật. Những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển chính là những thành tựu to lớn về khoa học công nghệ, tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới Những đóng góp to lớn của những thành tựu này trong mọi lĩnh vực của đời sống đã hình thành nên nền sản xuất hiện đại, mà trong đó lao động cơ bắp của con người chỉ chiến một phần nhỏ.
Nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu đưa đất nước phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nghị quyết trung ương Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “ Thực sự coi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Xây dựng con người phát triển toàn diện - nhân tố phát triển của xã hội thế kỷ 21 là mục tiêu cao cả mà cách mạng nước ta hướng tới.”
Việt Nam sẽ sớm chuyển sang giai đoạn mới của công nghiệp hóa trong những năm tới và đòi hỏi nhiều nguồn lực cho phát triển. Phát triển nguồn nhân lực tương xứng với yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước đang là vấn đề trung tâm. Kinh nghiệm thành công của các nước đang phát triển trong thế kỷ XX cho thấy vai trò thiết yếu của việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực một cách chiến lược. Điều đó có nghĩa là nguồn nhân lực trong nước phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của các công ty trong nước và nước ngoài, của các ngành và nền kinh tế ở các mức độ phát triển khác nhau. Bên cạnh đó, những thay đổi mạnh mẽ của môi trường kinh doanh thế giới đem lại những bối cảnh phát triển mới cho những nước đang phát triển trong thể ký XXI với nhiều khó khăn và thách thức hơn.
Con người, nguồn nhân lực đã trở thành mục tiêu của sự phát triển, là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự phát triển. Một câu hỏi đặt ra cho Việt Nam và các nước đang phát triển là: “Làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực và đầu tư bao nhiêu, đầu tư như thế nào cho nguồn nhân lực là phù hợp?”.
Chương I
Một số vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển nguồn nhân lực
A – Lý luận chung về nhân lực
1. Một số khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh. Trước hết, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường ( không bị khiếm khuyết hay dị tật bẩm sinh).
Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tể xã hội là khả năng lao động của xã hội. Hiểu theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Theo cách hiểu này thì nguồn nhân lực chính là nguồn lao động,
Theo nghĩa rộng, nguồn lực con người chính là tổng thể các yếu tố thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.
2 . Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực ở đây thể hiện qua hai khía cạnh là quy mô nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực. Đây là cơ sở để đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư cho nhân lực.
2.1.Các chỉ tiêu đánh giá quy mô nguồn nhân lực.
Có nhiều yếu tố đánh giá quy mô nguồn nhân lực nhưng tập trung ở các chỉ tiêu sau :
- Tỉ lệ nguồn nhân lực trong dân số.
- Tỉ lệ lực lượng lao động trong dân số.
- Tỉ lệ tham gia lao động của người từ 15 tuổi trở lên.
- Tỉ lệ tham gia lao động của người lao động trong độ tuổi lao động.
- Tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong dân số.
- Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động có việc làm trong dân số.
2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:
2.2.1. Nhóm chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực.
Một người có sức khoẻ không đơn thuần là người đó không có bệnh tật. Sức khoẻ theo định nghĩa chung nhất chính là trạng thái thoải mái về vật chất, tinh thần, là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần.
Chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khoẻ qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tuổi thọ bình quân.
- Chiều cao và cân nặng trung bình của người lao động.
- Chỉ tiêu phân loại sức khoẻ.
- Chỉ tiêu dân số trong độ tuổi lao động không có khả năng lao động và suy giảm sức khoẻ.
[FONT="]- Một số chỉ tiêu cơ bản về y tế, bệnh tật: tỉ suất chết, tỉ suất dân số trong độ tuổi bị mắc HIV/AID
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 239
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 16