Mã tài liệu: 123242
Số trang: 94
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
LỜI NÓI ĐẦU
“Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất của xã hội, con người quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội. Vì vậy, đầu tư cho sức khoẻ để mọi người đếu được chăm sóc sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, nâng cao chất cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình” (Trích Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010).
Hiểu rõ được vai trò của con người như thế nào? Sức khoẻ chiếm vị trí ra sao? Vậy chúng ta cần phải làm những gì để đảm bảo cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân đạt được chất lượng, công bằng và hiệu quả. Câu hỏi này không chỉ dành riêng cho mỗi ai, mà sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân phải được xã hội hoá nghĩa là chăm sóc sức khoẻ nhân dân là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, của các cấp uỷ đảng, các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội- Tất cả đều cần phải tham gia vào sự nghiệp này, vì bản thân mình và vì cộng đồng.
Việt Nam là một nước đang phát triển, thậm chí là không nói “kém phát triển”, dân số hơn 80% sống ở nông thôn: thu nhập thấp, trình độ dân trí thì hạn chế, tâm lý nghèo, chịu thiên tai, bệnh dịch, ốm đau liên tục…Những điều kiện khó khăn như vậy, làm cho người dân đã nghèo lại càng thêm khó khăn trong chăm sóc sức khoẻ vì họ không thể tiếp cận với các dịch vụ kĩ thuật y tế chăm sóc tốt ở các bệnh biện tuyến trung ương, tuyến tỉnh khiến, họ nghèo lại càng nghèo hơn. Ngoài các nguyên nhân trên còn phải kể đến nguyên nhân khác đó là khoảng cách đến các bệnh viện lớn là xa, rồi thì phương tiện đi lại khó khăn, sự quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Nhằm thực hiện công bằng trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân nghĩa là đảm bảo cho tất cả mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ cơ bản (công bằng khác với ngang bằng) thì thiết nghĩ rằng cần phải tìm ra một số giải pháp để người dân được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn. Nghĩa là phát triển ngành y tế xứng ngang với các nước trong khu vực, tiến xa nữa là các nước trên thế giới để đạt tới mục tiêu Thiên niên kỷ mà các nước trong đó có Việt Nam đều cùng cam kết thực hiện: Xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục và y tế, bình đẳng giới và phát triển môi trường bền vững.
Hệ thống y tế ở nước ta được chia thành các tuyến: tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, xã, chuyên sâu. Như trên đã nói thì tuyến y tế ở Trung ương và tỉnh là những tuyến trên luôn trong tình trạng quá tải nên người dân rất khó để tiếp cận với các dich vụ chăm sóc sức khoẻ, còn tuyến xã thì lại không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, tuyến y tế chuyên sâu là tuyến chuyên đi nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ kĩ thuật hiện đại và tiên tiến trong khám chữa bệnh. Chỉ còn mỗi tuyến huyện là gần dân nhất, phát triển mạng lưới y tế tuyến huyện sẽ giúp thực hiện được công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, đặc biệt là khám chữa bệnh tốt cho nhân dân, giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, đồng thời sẽ hỗ trợ trực tiếp cho tuyến xã.
Phát triển ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân luôn là một mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Tài chính Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển các dịch vụ y tế cơ bản thông qua chi Ngân sách nhà nước. Chủ trương xã hội hoá trong hoạt động y tế để thu hút mọi nguồn lực tham gia vào phát triển y tế luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và phát động. Tuy nhiên Ngân sách nhà nước vẫn được coi là chủ đạo.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Tình hình đầu tư phát triển ngành y tế nói chung và y tế tuyến huyện nói riêng bằng nguồn Ngân sách nhà nước trong một vài năm qua
Chương II: Định hướng, quan điểm và giải pháp phát triển mạng lưới y tế tuyến huyện
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 821
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 363
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16