Mã tài liệu: 20815
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file: 331 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
Một trong những vấn đề bức xúc nhất của Việt Nam hiện nay đó là thiếu vốn để phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng CNH - HĐH, đẩy nhanh thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để hoàn thành sự nghiệp vĩ đại này, ngoài các yếu tố khác thì vốn là một yếu tố rất cần thiết và với số lượng vốn vô cùng lớn. Muốn vậy cần phải đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn, không chỉ có vốn ngân sách Nhà nước, mà còn vốn trong dân, của các thành phần kinh tế; Và trong thời đại hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mạnh mẽ như ngày nay thì một hình thức rất phổ biến và có thể nói là không thể thiếu trong cơ cấu vốn của đất nước đó là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực tiễn ở các nước phát triển trên thế giới cho thấy, trong thời kỳ đang phát triển họ cũng phải tìm các biện pháp khác nhau để thu hút được nguồn vốn này do lợi ích to lớn của nó, ngoài số vốn mà họ có được, họ còn có rất nhiều các nhân tố có ích cho sự phát triển đi kèm theo dòng vốn này như: công nghệ sản xuất hiện đại, công nghệ quản lý khoa học và tiên tiến, giải quyết vấn đề lao động và việc làm, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước, tăng thu cho ngân sách, cân bằng cán cân thanh toán quốc gia,...Do đó, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội là một quy luật xã hội tất yếu, mà Việt Nam không phải là một ngoại lệ.
Trên bình diện quốc gia là như vậy, nhưng để một quốc gia thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì mỗi đơn vị hành chính của nó phải năng động, liên kết với nhau, cùng nhau đưa ra các giải pháp đặc trưng cho địa phương mình kết hợp với hệ thống các giải pháp của quốc gia để thu hút có hiệu quả nguồn vốn này. Và Hà Tây là một trong các đơn vị hành chính của Việt Nam, nên việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một chính sách lớn trong hệ thống các chính sách về thu hút vốn của tỉnh. Thực tiễn hơn 10 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Tây cho thấy, nguồn vốn này đã và đang ngày càng thể hiện rõ nhất vai trò của nó trong sự nghiệp CNH - HĐH của tỉnh, bởi những con số mà nó đóng góp cho tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá,...là rất lớn lao và có ý nghĩa sâu sắc. Nhờ có nguồn vốn này mà nền tổng thể nền kinh tế - xã hội Hà Tây đã và đang chuyển dịch dần theo hướng hiện đại - tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của tỉnh, làm cho nền kinh tế của tỉnh sôi động và hiệu quả hơn về năng suất lao động và kỹ năng quản lý, trình độ công nghệ,...Tuy vậy, Hà Tây vẫn là một tỉnh được đánh giá là có sức cạnh tranh khiêm tốn so với các địa phương khác trên cả nước, mặc dù những lợi thế so sánh mà tỉnh có được là rất lớn. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Và các giải pháp về quản lý Nhà nước được đưa ra nhằm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Hà Tây trong thời gian tới là gì để phát huy tốt nhất lợi thế so sánh hiếm có của tỉnh? Để trả lời hai câu hỏi này cũng đã có không ít tài liệu của tỉnh đề cập đến, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và các chính sách của tỉnh, các văn bản của Sở KH&ĐT tỉnh. Đây là những văn bản chính sách quan trọng nhằm tạo môi trường thông thoáng hơn nữa ở Hà Tây để có thể thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn nữa cho sự phát triển của tỉnh. Là một sinh viên chuyên ngành quản lý kinh tế, lại được thực tập ở Sở KH&ĐT tỉnh thì đây là một vấn đề khá phù hợp đối với bản thân. Do đó em đã chọn đề tài: "Các giải pháp về quản lý Nhà nước nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Hà Tây giai đoạn 2001 -2010". Tuy đã được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà và các bác, các cô, anh chị ở phòng Đầu từ và Kinh tế đối ngoại - nơi em thực tập, nhưng việc sai sót trong quá trình làm đề tài này là điều khó tránh khỏi. Nên để đề tài được hoàn thiện, mang ý nghĩa thực tiễn cao, em rất mong cô giáo hướng dẫn và các bác, các cô, anh, chị ở phòng Đầu tư và Kinh tế đối ngoại chỉ bảo thêm, giúp đỡ em trong quá trình làm chuyên đề thực tập này, làm cho đề tài có thể được là một tài liệu trong hệ thống các tài liệu của tỉnh, đóng góp một cơ sở lý luận về các giải pháp quản lý Nhà nước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 230
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 32
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 920
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 18