Mã tài liệu: 237775
Số trang: 91
Định dạng: rar
Dung lượng file: 1,445 Kb
Chuyên mục: Kinh tế đầu tư
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sơn La là một tỉnh miền núi trọng yếu của đất nước với vị trí địa lí quan trọng nối liền CHDCND Lào, tỉnh Điện Biên, Lai Châu với các tỉnh trung du Bắc Bộ. Sơn La anh hùng trong kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng “rừng thiêng nước độc” với di tích nhà tù Sơn La minh chứng cho tội ác tày trời của thực dân Pháp và dấu ấn của tinh thần Cách mạng bất diệt. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù Sơn La đã có nhiều bước phát triển song vẫn còn hết sức khó khăn. Địa hình hiểm trở, chia cắt và nền khí hậu phức tạp, khắc nghiệt khiến chiến lược phát triển kinh tế-xã hội,cải thiện đời sống nhân dân trở thành bài toán hóc búa với các cấp chính quyền. Việc trồng cây gì, nuôi con gì để đạt hiệu quả, đưa mức sống nhân dân lên mức trung bình của cả nước đòi hỏi những nghiên cứu, tính toán chiến lược và kế hoạch triển khai cụ thể, thực tế.
Trước đây, tỉnh đã có nhiều dự án đầu tư cấp nhà nước đưa các cây trồng ngoại lai thử nghiệm trên đất Sơn La song không đạt hiệu quả do không phù hợp điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu. Thực tế đó yêu cầu địa phương cần đầu tư phát triển các cây trồng bản địa phù hợp với ngành công nghiệp chế biến tạo đòn bẩy kinh tế. Trong các cây trồng đó, táo mèo tỏ ra là loại cây có ưu điểm vượt trội.
Táo mèo (Sơn Tra) phân bố chủ yếu ở miền nam Trung Quốc và một số tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La. Táo mèo có vị chua chát, ngọt thơm rất đặc trưng được sử dụng rộng rãi trong chế biến nước quả, rượu và là vị thuốc quý trong đông y. Táo mèo Sơn La có vị thơm và lượng đường lớn rất phù hợp cho sản xuất công nghiệp các sản phẩm Vang, nước ép.
Tuy tiềm năng và vai trò của cây táo mèo với sự phát triển của Sơn La rất lớn song việc sản xuất và kinh doanh còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp do những khó khăn về vốn,kĩ thuật và nhân lực. Đây cũng là khó khăn chung với các ngành khác trong tỉnh và cả khu vực miền núi phía Bắc.
Nhận thấy ý nghĩa kinh tế và xã hội quan trọng của táo mèo đối với đời sống đồng bào các dân tộc và sự phát triển chung của tỉnh, nhóm tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển thị trường các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La”.
Nhóm tác giả mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé giúp tỉnh Sơn La tìm ra một số hướng để sản phẩm táo mèo phát triển chuyên nghiệp hơn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La, trong đó chú trọng rượu vang và nước ép táo mèo, hai sản phẩm có nhiều tiềm năng và điều kiện phù hợp với sản xuất công nghiệp.
Nhóm tác giả tập trung nghiên cứu vùng táo Bắc Yên – Sơn La và sản phẩm Vang của nhà máy Bắc Sơn, từ đó đánh giá thực trạng và để xuất giải pháp cho cả vùng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị (value chain) làm cơ sở, kết hợp khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp và phân tích số liệu nhằm giúp công trình có cái nhìn toàn cảnh ở nhiều góc độ.
4. Bố cục công trình nghiên cứu
Đề tài gồm ba phần chính:
Chương I: Tổng quan về Sơn La, sản phẩm táo mèo và cơ sở khoa học.
Chương II: Phân tích thực trạng sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn La.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp phát triển các sản phẩm từ cây táo mèo Sơn L
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16