Mã tài liệu: 129321
Số trang: 83
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng có những sự chuyển biến rõ rệt. Trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu là của Nhà nước với cơ chế tập trung bao cấp nên ì ạch, khó phát triển. Đến nay, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều không chỉ là doanh nghiệp của nhà nước mà chủ yếu là của các thành phần kinh tế khác như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước hầu hết cũng đang cổ phần hoá. Các doanh nghiệp này đều phải tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Điều này bắt buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn tìm cách để làm sao chi phí bỏ ra ít nhất nhưng có khả năng thu lợi nhiều nhất.
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không thể tránh khỏi sự cạnh tranh. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp không thể đứng vững được nên phải phá sản. Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp phát triển ngày càng mạnh và càng có ưu thế không chỉ ở thị trường trong nước mà còn cả thị trường khu vực và thế giới. Có được sự thành công này là do các nhà quản trị doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, nắm bắt được nhu cầu của thị trường và quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Một trong những biện pháp được coi là hữu hiệu mà rất nhiều các doanh nghiệp đã và đang làm là quản lý tốt chi phí sản xuất, từ đó có thể tiết kiệm được chi phí, hạ được giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, Việt Nam đang mở cửa thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, chuẩn bị tham gia vào các tổ chức như: AFTA, WTO... sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam vào cuộc cạnh tranh gay gắt hơn. Vậy câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam phải làm sao để sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài ? Thực tế cho thấy, giá bán là một trong những vũ khí cạnh tranh rất lợi hại. Với cùng một loại sản phẩm nhưng sản phẩm của doanh nghiệp nào tốt, mẫu mã đẹp, giá bán lại hạ thì sẽ khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều hơn ở các doanh nghiệp khác. Từ đó làm tăng khối lượng hàng tiêu thụ, tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận. Tuy vậy, trong cạnh tranh lành mạnh giá bán chỉ có thể hạ khi mà doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, hạ được giá thành sản phẩm. Vì thế, một mục tiêu quan trọng đối với hầu hết các chủ doanh nghiệp là phải quản lý tốt chi phí và giá thành.
Kết cấu của đề tài:
Chương I: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy gốm xây dựng Cẩm Thanh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 741
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16