Mã tài liệu: 593
Số trang: 41
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Tính cấp thiết của đề tài
Phân công lao động xã hội phát triển đã quyết định một bộ phận lao động xã hội được tách ra khỏi quá trình sản xuất, chuyên làm nhiệm vụ lưu thông hàng hóa, hình thành một ngành kinh tế riêng biệt - kinh tế thương mại. Như vậy thương mại là một ngành kinh tế độc lập có chức năng quan trọng là thực hiện quá trình lưu thông hàng hóa đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng do vậy góp phần gắn sản xuất với thị trường, thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển.
Cũng như các doanh nghiệp khác tồn tại trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp thương mại cũng là một đơn vị kinh doanh, do vậy cũng phải hạch toán kinh tế, lấy thu bù đắp chi phí sao cho có lãi. Muốn quản lý kinh tế tốt và kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình thực hiện doanh thu của mình qua mỗi kỳ kinh doanh để tìm ra các biện pháp nhằm tăng doanh thu bán hàng. Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng vì doanh thu chính là cơ sở để xác định số thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nước, là khoản để bù đắp vốn kinh doanh và chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được xác định từ doanh thu... Chỉ tiêu doanh thu nói lên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó định hướng sự phát triển kinh doanh trong tương lai. Ngoài ra, doanh thu là yếu tố khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thương trường. Do đó việc phân tích để tìm ra nguyên nhân của sự tăng, giảm doanh thu trong các kỳ kinh doanh là rất quan trọng.
Nâng cao doanh thu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của nó thì việc tăng doanh thu còn là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, từ nó nâng cao vị thế của doanh nghiệp không chỉ trong thị trường trong nước mà có thể giành được lợi thế trong các quan hệ quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và như vậy cần đặc biệt chú ý đến vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh mà cụ thể là việc tăng doanh thu. Đó có thể là con đường rút ngắn để chúng ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và có cơ sở để thực hiện tốt hơn nữa các chính sách ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 188
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 181
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 766
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 191
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 1047
⬇ Lượt tải: 18