Mã tài liệu: 139550
Số trang: 35
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kế toán - Kiểm toán
Để đảm bảo lợi ích hợp pháp, đáp ứng yêu cầu kinh doanh đáng của các doanh nghiệp (DN) đồng thời tạo điều kiện cho DN tính đúng, trích đủ số khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ) vào chi phí kinh doanh để thay thế, đổi mới máy móc thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, ngày 14 tháng 11 năm 1996, Bộ Trưởng Bộ Tài Chính đã ký quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích KHTSCĐ áp dụng cho mọi DN trong nền kinh tế, có hiệu lực thi hành từ 01/01/1997. Sau một thời gian vận dụng chế độ này, Bộ Tài Chính đã có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, với yêu cầu kinh doanh của các DN theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999. Việc ban hành Quyết định mới này nhằm tháo gỡ những vướng mắc về vấn đề KHTSCĐ mà các DN đang gặp phải đồng thời khắc phục những hạn chế nhất định của các quy định cũ. Mặt khác, yêu cầu hội nhập cũng đòi hỏi phải có những điều chỉnh nhất định trong hệ thống kế toán Việt Nam để thu hẹp khoảng cách với các thông lệ kế toán quốc tế. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung cũng là một tất yếu khách quan.
Trước tình hình phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài sản cố định như: mua bán quyền sở hữu công nghệ, chi phí nghiên cứu phát triển, … thì việc xác định đúng chi phí khấu hao tài sản cố định càng trở lên khó thực hiện hơn. Bởi vậy, tình trạng chưa xây dựng những nguyên tắc kế toán nền tảng cùng với mâu thuẫn giữa quá chi tiết nhưng không đầy đủ của các quy định kế toán hiện nay sẽ ngày càng gây nhiều khó khăn và trở ngại cho hoạt động kinh doanh của các DN. Do đó các quy định kế toán hiện hành cần nhanh chóng được hoàn thiện và điều chỉnh thích hợp.
Trên thực tế, trong quá trình thực hiện theo chế độ quản lý, sử dụng và trích KHTSCĐ tại các DN đã nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc cần được giải quyết. Hiện nay, các DN có các cách ứng xử rất khác nhau đối với vấn đề khấu hao TSCĐ bởi các quy định còn chưa rõ ràng và hợp lý. Việc quy định không đầy đủ và cụ thể này không những dẫn đến tình trạng vận dụng tuỳ tiện do có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau mà còn làm cho các thông tin trên báo cáo tài chính mất khả năng so sánh và bị phản ánh một cách sai lệch.
Kết cấu của đề tài:
I. Cơ sở lý luận về phương pháp KHTSCĐ và nội dung hạch toán KHTSCĐ.
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện phương pháp KHTSCĐ và kế toán KHTSCĐ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1150
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 20